Tin Hà Tĩnh

Pháo nổ rợp trời ngày Tết: Trách nhiệm của cơ quan quản lý ở đâu?

Trong 8 ngày nghỉ Tết vừa qua, cả nước đã xảy ra rất nhiều vụ tai nạn do pháo nổ khiến 313 người phải viện cấp cứu. Trước đó, nhiều địa phương trên các địa bàn các tỉnh thành như Hà Tĩnh, Nghệ An… đã để xảy ra nhiều trường hợp pháo nổ trái phép trên địa bàn.

Theo thông tin từ bộ Y tế, tình hình bệnh nhân nhập viện do pháo nổ năm 2019 xảy ra ngay từ những ngày trước Tết Nguyên đán, tăng cao vào thời điểm trước và sau giao thừa. Cho đến tận ngày mùng 5 Tết (9/2) vẫn còn tới 11 trường hợp cấp cứu do pháo nổ, nhiều hơn 6 ca so với cùng ngày Tết Mậu Tuất. Ngoài ra, còn có 4 trường hợp cấp cứu do chất nổ khác.

Người đứng đầu địa bàn cần phải chịu trách nhiệm

Tại nhiều địa phương như Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa đã ghi nhận nhiều tình trạng người dân tự ý đốt pháo hoa trong đêm 30 Tết Nguyên đán 2019. Có nơi tiếng pháo rền vang suốt cả tiếng đồng hồ trước sự bất lực của lực lượng chức năng.

Hình ảnh được ghi nhận tại địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.

Hình ảnh được ghi nhận tại địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.

Một điểm bắn tự phát tại quận Tây Hồ, Hà Nội.

Một điểm bắn tự phát tại quận Tây Hồ, Hà Nội.

Trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, luật sư Nguyễn Anh Thơm (Văn phòng Luật sư Nguyễn Anh, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) nêu quan điểm: “Rõ ràng trách nhiệm của cơ quan quản lý tại địa phương đóng vai trò rất quan trọng, sự buông lỏng về quản lý sẽ khiến người dân tự ý tổ chức nổ pháo công khai và rầm rộ như vậy. Hơn nữa, việc tuyên truyền phổ biến pháp luật của cơ quan chức năng sẽ là yếu tố quan trọng để người dân tự có ý thức chấp hành. Xem xét để kỷ luật cán bộ đứng đầu cơ quan quản lý tại địa phương khi để xảy ra tình trạng pháo nổ tự phát là điều cần phải thực hiện một cách nghiêm túc”.

“Số lượng người nhập viện vì pháo nổ như vậy chắc chắn ở những điểm tự phát. Buộc phải quản lý chặt chẽ và nghiêm khắc đối với những người đứng đầu về công tác quản lý khi để xảy ra tình trạng pháo nổ trái phép như vậy. Vì tại các điểm bắn pháo hoa cho phép luôn được đảm bảo an toàn khi thực hiện trước và sau khi bắn”, vị luật sư nhấn mạnh thêm.

Hành vi đốt pháo tự phát bị xử phạt thế nào?

Trao đổi với PV, luật sư Đặng Văn Cường (Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư TP. Hà Nội) cho biết, hiện nay Nhà nước ta đang cấm việc sản xuất, vận chuyển, sử dụng trái phép pháo nổ. Tùy thuộc vào hành vi và hậu quả mà những người vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Hành vi mua bán, kinh doanh và sử dụng các loại pháo nổ là vi phạm pháp luật, tùy từng trường hợp có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội buôn lậu (Điều 188 Bộ luật Hình sự) hoặc Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm (Điều 190).

Theo Điểm b và Điểm d, Phần 1 Mục III của Thông tư liên tịch 06/2008/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép pháo nổ và thuốc pháo thì: Người nào mua bán hoặc tàng trữ, vận chuyển trái phép pháo nổ nhằm mục đích kinh doanh, buôn bán trong nước bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội buôn bán hàng cấm. Nếu mua bán trái phép pháo nổ qua biên giới thì còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội buôn lậu.

Người có hành vi vi phạm sẽ chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu vật phạm pháp (pháo nổ) có số lượng từ 10kg trở lên hoặc dưới 10kg nhưng đã bị xử phạt hành chính hoặc gây hậu quả nghiêm trọng. Số lượng pháo nổ từ 10kg đến dưới 50kg (được coi là số lượng lớn); Số lượng pháo nổ từ 50kg đến dưới 150kg (được coi là số lượng rất lớn); Số lượng pháo nổ từ 150kg trở lên (được coi là số lượng đặc biệt lớn).

Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm như sau:

"... 2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không kê khai và đăng ký đầy đủ các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ với cơ quan có thẩm quyền;

b) Sử dụng các loại pháo mà không được phép.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Mua, bán các loại phế liệu, phế phẩm là vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;

b) Vi phạm các quy định an toàn về vận chuyển vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;

Tác giả: Thu Huyền - Hữu Thắng

Nguồn tin: Báo Người đưa tin

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP