Kinh tế

Nữ Chủ tịch HĐQT trường Gateway giàu cỡ nào?

Trường Phổ thông liên cấp Quốc tế Gateway hiện là thành viên của Tập đoàn Giáo dục Edufit. Tập đoàn này còn sở hữu hệ thống Trường mầm non quốc tế Sakura Montessori.

Sự việc cháu L.H.L, học sinh lớp 1 trường quốc tế Gateway (Cầu Giấy - Hà Nội) tử vong do nghi bị bỏ quên trên xe đưa đón đã gây chấn động cộng đồng trong ngày 6/8. Cho tới hôm nay (7/8), sự việc thương tâm này vẫn không khỏi gây bàng hoàng, đặc biệt là với các bậc phụ huynh có con trong độ tuổi đi học.

Gateway có 3 cơ sở là Gateway Cầu Giấy, Gateway Tây Hồ tây và Gateway Hải Phòng. Trong đó, cơ sở Gateway Tây Hồ Tây - Starlake vừa động thổ vào ngày 30/6, diện tích xây dựng hơn 20.000 m2 với 126 lớp học và hệ thống các phòng chức năng.

Theo tìm hiểu, bà Trần Thị Hồng Hạnh (sinh năm 1982, ngụ Hà Nội) hiện đang làm Chủ tịch HĐQT trường quốc tế Gateway. Hệ thống trường Phổ thông liên cấp quốc tế Gateway thuộc quản lý của tập đoàn Edufit, được biết đến là tập đoàn giáo dục hàng đầu tại Việt Nam. Bên cạnh hệ thống Gateway thì Edufit còn đứng sau hệ thống trường mầm non quốc tế Sakura Montessori.

Theo tìm hiểu của PV Dân Trí, Công ty Cổ phần Tập đoàn giáo dục quốc tế Edufit được thành lập tháng 12/2017 với người đại diện theo pháp luật là bà Trần Thị Hồng Hạnh. Ngoài lĩnh vực kinh doanh chính là giáo dục thì tập đoàn này còn kinh doanh bất động sản và bán buôn nước hoa, hàng mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh.

Trường Gateway có cơ sở vật chất rất tốt. Ảnh: Internet

Vốn điều lệ của Edufit tại thời điểm mới thành lập là 20 tỷ đồng với 4 cá nhân góp vốn là bà Trần Thị Hồng Vân (35,7%), bà Trần Thị Hồng Hạnh (35,7%), bà Nguyễn Thị Xuân Trang (14,3%) và bà Trần Thị Huyền (14,3%). Đến tháng 10/2018, Edufit nâng vốn điều lệ lên 150 tỷ đồng, hoàn toàn là vốn tư nhân.

Theo Zing, Edufit ban đầu có vốn điều lệ 100 tỷ đồng, sau đó được điều chỉnh giảm xuống 70 tỷ đồng vào tháng 9/2018 nhưng cơ cấu cổ đông cùng tỷ lệ sở hữu không đổi gồm Công ty Cổ phần Phát triển Giáo dục ICorp góp 34,3 tỷ (49%), Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Nam Triều góp 28,7 tỷ (41%) và Công ty Cổ phần Lữ hành Quốc tế Fuyou góp 7 tỷ (10%). Cả 3 cổ đông này đều liên quan đến CEO Trần Thị Hồng Hạnh.

Công ty Cổ phần Phát triển Giáo dục ICorp thành lập tháng 12/2015, có địa chỉ tại phường Trần Lãm, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình. ICorp có vốn điều lệ 5 tỷ đồng, trong đó bà Trần Thị Hồng Vân cùng một phụ nữ khác có địa chỉ hộ khẩu thường trú tại Hà Nội nắm tới 98% cổ phần.

Trong khi đó, Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Nam Triều ra đời năm 2005, đăng ký địa chỉ tại phường Hà Cầu, quận Hà Đông, Hà Nội. Tổng giám đốc Nam Triều chính là bà Hạnh. Nữ doanh nhân 8X cũng là cổ đông lớn nhất của doanh nghiệp với 57% cổ phần, tương ứng 4 tỷ đồng vốn góp.

Cổ đông cuối cùng của Edufit là Công ty Cổ phần Lữ hành Quốc tế Fuyou thành lập năm 2010, hiện có vốn điều lệ 6 tỷ đồng. Giám đốc Fuyou là ông Đỗ Thanh Long (sinh năm 1980), người ở cùng địa chỉ nhà với bà Hạnh.

Ông Long và bà Hạnh giữ 80% cổ phần Fuyou. 20% còn lại do một phụ nữ ngụ quận Hà Đông, Hà Nội sở hữu. Người này lại có địa chỉ thường trú giống với một người đàn ông là cổ đông sáng lập nắm 21% vốn của Nam Triều. Như vậy, rất có thể hầu hết cổ đông của cả ba pháp nhân sáng lập Edufit đều có mối liên hệ mật thiết với bà Hạnh.

Trong khi đó, Công ty Cổ phần Tập đoàn Giáo dục Quốc tế Edufit (EIEC) thành lập tháng 12/2017 với tên gọi ban đầu là Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư ING, có địa chỉ trùng với iCorp. Bà Hạnh hiện giữ chức tổng giám đốc EIEC.

EIEC có vốn điều lệ ban đầu 20 tỷ đồng, do 4 cổ đông cá nhân sáng lập. Bà Hạnh và bà Vân mỗi người nắm 35,7% cổ phần. Bà Trần Thị Huyền, cổ đông có 21% cổ phần tại Nam Triều giữ 14,3% cổ phần EIEC. Số cổ phần còn lại do một người ngụ ở TP.HCM nắm giữ. Đến tháng 10/2018, EIEC tăng vốn điều lệ lên 150 tỷ đồng.

Phối cảnh trường ​Gateway Starlake tại khu "đất vàng" ở tây Hồ Tây. Ảnh: Gateway

Ngay trước khi xảy ra sự cố rúng động nói trên, tập đoàn Edufit đã nhận được khoản đầu tư 34 triệu USD cho việc xây dựng dự án trường Phổ thông liên cấp Quốc tế Gateway Tây Hồ Tây - Starlake. Khoản đầu tư này được ký kết ngày 1/7/2019 tại Tokyo trong khuôn khổ Hội nghị xúc tiến đầu tư Việt Nam – Nhật Bản với sự có mặt của 1200 doanh nghiệp, nhà đầu tư hai nước.

Bên rót vốn là Công ty Toshin Development Co., Ltd (nhà phát triển bất động sản thuộc tập đoàn Takashimaya, một trong những tập đoàn kinh doanh bách hoá thương mại hàng đầu Nhật Bản). Dự án được kỳ vọng sẽ tạo nên một trong những trường quốc tế có quy mô lớn và hiện đại bậc nhất tại Hà Nội tại khu đô thị Starlake Tây Hồ Tây, dự kiến tuyển sinh trong năm học 2020-2021.

Toshin Development Co., Ltd là nhà phát triển bất động sản thuộc tập đoàn Takashimaya, một trong những tập đoàn kinh doanh bách hoá thương mại hàng đầu Nhật Bản.

Dù có quy mô, lịch sử hoạt động không hề khiêm tốn, vụ việc bé trai lớp 1 bị bỏ quên trên xe đưa đón của trường Gateway rồi tử vong đang khiến cộng đồng đặt nhiều nghi vấn với quy trình vận hành của trường quốc tế này.

Tác giả: Chi Chi

Nguồn tin: Đời sống Plus/GĐVN

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP