Bạn cần biết

Những gen có thể khiến chúng ta dễ bị mất ngủ

Nhiều người gặp các vấn đề về giấc ngủ nhưng không biết lý do tại sao? Nghiên cứu mới của nhóm nghiên cứu Trường Đại học California, San Diego có thể cung cấp một số câu trả lời cho vấn đề này.

Nhóm nghiên cứu do Murray Stein đứng đầu đã phát hiện ra những gen cụ thể có thể khiến chúng ta dễ bị mất ngủ. Hơn nữa, họ cũng nhận thấy rằng những gien này cũng có liên quan đến các rối loạn sức khoẻ tâm thần và tình trạng chuyển hóa.

Các kết quả nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Molecular Psychiatry.

Các chuyên gia khuyến cáo, người lớn cần ngủ từ 7-9 giờ mỗi đêm để có được sức khỏe tối ưu và hạnh phúc. Tuy nhiên,có nhiều người trong chúng ta không đáp ứng được khuyến nghị này; hiện có khoảng 50-70 triệu người trưởng thành ở Hoa Kỳ mắc một số dạng rối loạn giấc ngủ trong đó mất ngủ là phổ biến nhất.

Đặc điểm của mất ngủ là người mắc cảm thấy khó ngủ hoặc bị ngủ gật. Ước tính có khoảng 30% người trưởng thành ở Hoa Kỳ bị mất ngủ trong thời gian ngắn. Khoảng 10% người lớn ở Mỹ bị mất ngủ mãn tính, là khi người bệnh bị các vấn đề về giấc ngủ kéo dài ít nhất 1 tháng.

Các yếu tố nguy cơ thường gặp về mất ngủ bao gồm căng thẳng, các mô hình làm việc bất thường và không vận động. Tuy nhiên, nghiên cứu mới của Stein và các đồng nghiệp cho thấy gen của chúng ta cũng đóng một vai trò quan trọng đối với tình trạng này.

Các nhà nghiên cứu đã tìm ra các gen gây mất ngủ này khi tiến hành phân tích các mẫu ADN của hơn 33.000 binh lính thuộc một phần của Nghiên cứu đánh gia nguy cơ và khả năng phục hồi cho thành viên quân đội (the Army Study To Assess Risk and Resilience in Servicemembers ).

Dữ liệu thu được sau đó được so sánh với dữ liệu từ hai nghiên cứu khác bao gồm thông tin di truyền lấy từ Biobank Anh, đây là ngân hàng cơ sở dữ liệu về sức khoẻ của khoảng 500.000 người trưởng thành.

Từ phân tích tổng thể của họ, Stein và các cộng sự của ông đã xác định được một biến thể di truyền cụ thể nằm trên nhiễm sắc thể số 7 - gọi là q11.22 - có liên quan đến nguy cơ mất ngủ. Trong số các đối tượng nghiên cứu gốc châu Âu, một biến thể nhất định trong gen RFX3 - nằm trên nhiễm sắc thể số 9 - cũng liên quan đến nguy cơ mất ngủ.

“Một vài trong số các biến thể này cư ngụ ở giữa các vị trí và các con đường chuyển hóa được biết là có liên quan đến giấc ngủ và nhịp sinh học”, Stein nhận xét.

Thật thú vị, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng các biến thể di truyền gây ra chứng mất ngủ và các rối loạn trầm cảm và bệnh đái tháo đường týp 2 có tương quan lẫn nhau.

Họ lưu ý rằng chứng mất ngủ thường xảy ra cùng với trầm cảm và các rối loạn về sức khoẻ tâm thần khác, và rối loạn giấc ngủ cũng liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường týp 2.

“Các kết quả nghiên cứu như là một lời giải thích những mối liên quan đến tình trạng mất ngủ. Khám phá của nghiên cứu này cũng góp phần làm giảm nguy cơ di truyền cho một loạt các tình trạng sức khoẻ, bao gồm rối loạn tâm thần và bệnh trao đổi chất”, Stein và các đồng nghiệp kết luận.

Tác giả: P.T.T-NASATI

Nguồn tin: Báo Dân trí

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP