Kinh tế

Nhiều ngân hàng lớn tăng lãi suất tiền gửi VND

Sau động thái tăng thêm lãi suất huy động 0,5%/năm của BIDV, VietinBank, Sacombank... cũng đã cập nhật biểu lãi suất huy động mới với xu hướng tăng 0,1 - 0,5%/năm ở nhiều kỳ hạn.

Theo biểu lãi suất mới nhất của BIDV, các khoản tiền gửi kỳ hạn 1 tháng và 2 tháng sẽ được hưởng lãi suất 4,8%/năm, tăng 0,5% so với mức lãi suất cũ. Khoản tiền gửi kỳ hạn 3 tháng được nâng từ 4,8% lên 5,2%/năm - tương đương với kỳ hạn 6 tháng. Các khoản tiền gửi kỳ hạn 9 tháng trở lên ngân hàng áp dụng mức lãi suất cào bằng 6,9%/năm.

Tại VietinBank, lãi suất các khoản tiền gửi kỳ hạn 6 đến 9 tháng được tăng lên mức 5,8-6,0%/năm thay vì 5,5- 5,7%/năm như trước. Lãi suất kỳ hạn 12 tháng cũng tăng thêm 0,3% từ 6,5% lên 6,8%/năm.

Còn ở các kỳ hạn ngắn từ 1-3 tháng, VietinBank vẫn giữ nguyên lãi suất với mức từ 4,8-5,2%/năm.

Sau động thái tăng thêm lãi suất huy động 0,5%/năm của BIDV, VietinBank, Sacombank... cũng đã cập nhật biểu lãi suất huy động mới với xu hướng tăng 0,1 - 0,5%/năm ở nhiều kỳ hạn.
Sau động thái tăng thêm lãi suất huy động 0,5%/năm của BIDV, VietinBank, Sacombank... cũng đã cập nhật biểu lãi suất huy động mới với xu hướng tăng 0,1 - 0,5%/năm ở nhiều kỳ hạn.
Với Sacombank, kỳ hạn 2 tháng và 6 tháng đều được ngân hàng này điều chỉnh tăng 0,2%. Hiện lãi suất huy động kỳ hạn 2 tháng là 5,3%/năm và kỳ hạn 6 tháng là 6,2%/năm.

Lãi suất kỳ hạn 9 tháng được Sacombank tăng mạnh hơn, ở mức 0,4% lên 6,4%/năm. Với kỳ hạn 12 tháng, ngân hàng chỉ tăng nhẹ 0,1% lên 6,9%/năm

Khảo sát thị trường cho thấy, tại BIDV, mức lãi suất kỳ hạn dưới 6 tháng của ngân hàng này đang tương đương với của VietinBank và cao hơn hẳn mặt bằng lãi suất ở Vietcombank.

Còn nếu xét kỳ hạn từ 6 tháng đến 12 tháng thì lãi suất tiền gửi của BIDV cũng đang là cao nhất trong số các ngân hàng lớn.

Trước đó, vào đầu tháng 11, Vietcombank điều chỉnh lãi suất huy động nhưng lại theo xu hướng giảm. Hiện Vietcombank là ngân hàng có mức lãi suất huy động thấp nhất trong nhóm 4 ngân hàng thương mại Nhà nước cũng như thấp nhất trên toàn hệ thống.

Theo đánh giá của giới chuyên gia, việc các ngân hàng điều chỉnh tăng hay giảm lãi suất đầu vào tùy thuộc vào nhu cầu vốn của từng đơn vị. Đối với nhóm ngân hàng tăng lãi suất là do vào thời điểm cuối năm, nhu cầu vay vốn tăng lên nên các ngân hàng phải tranh thủ hút tiền gửi để có nguồn cho vay.

Theo báo cáo tuần của Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC), tuần vừa qua, sau 2 tháng trầm lắng thị trường OMO đã có hoạt động bơm mới.

Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã bơm mới 20,6 tỷ đồng qua kênh này, trong khi không có lượng vốn đáo hạn nào. Trong khi đó, qua kênh tín phiếu, NHNN đã phát hành 1.900 tỷ đồng tín phiếu mới trong khi lượng vốn đáo hạn trong tuần là 12.205 tỷ đồng.

Như vậy, tuần vừa qua NHNN đã bơm ròng 10.305 tỷ đồng qua kênh tín phiếu. Tổng hợp hai kênh OMO và tín phiếu, NHNN đã bơm ròng 10.325,6 tỷ đồng vào thị trường.

Lãi suất liên ngân hàng tuần qua có xu hướng tăng mạnh đối với các loại kỳ hạn qua đêm, 1 tuần và 2 tuần, biên độ tăng ở mức 0,2% - 0,26%.

Cụ thể, lãi suất trung bình kỳ hạn qua đêm tăng 0,26% lên mức 1,26%/năm, lãi suất trung bình kỳ hạn 1 tuần tăng 0,22% lên mức 1,35%/năm, lãi suất trung bình kỳ hạn 2 tuần tăng 0,2% đạt mức 1,49%/năm.

Tuy vậy, theo nhận định của BVSC, dù tăng mạnh trong tuần qua nhưng nhìn chung mặt bằng lãi suất liên ngân hàng hiện vẫn ở mức thấp, cho thấy thanh khoản hệ thống vẫn ở trạng thái tích cực.

Tác giả: An Hạ

Nguồn tin: Báo Dân trí

  Từ khóa: ngân hàng , tăng lãi suất , t

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP