Văn hoá Dân gian

Nguyễn Du trong chương trình Ngữ văn phổ thông

Hội thảo đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu ở nhiều cơ sở như, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Vinh, Đại học Hà Tĩnh, Hội Kiều học Việt Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lich, cùng chuyên viên của các Phòng GD&ĐT, giáo viên, học sinh trong toàn tỉnh.

Đó là chủ đề chương trình Hội thảo, do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh tổ chức, diễn ra vào sáng 24/10. Đây là một trong những hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện cấp quốc gia nhân kỷ niệm 250 năm sinh Đại thi hào Nguyễn Du (1765 – 2015).
hatinh24h

Hội thảo là cơ hội để đội ngũ giáo viên ở các trường phổ thông được gặp gỡ các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học nhằm học hỏi kinh nghiệm, tiếp nhận thêm thông tin, kiến thức lý luận và thực tiễn, tư duy nghiên cứu và đặc biệt là xác định được cách dạy học các tác phẩm của Đại thi hào Nguyễn Du trong nhà trường phổ thông một cách cóhiệu quả.

GS.TS Trần Đình Sử tham gia tham luận tại hội thảo
GS.TS Trần Đình Sử tham gia tham luận tại hội thảo

Tại buổi Hội thảo, xoay quanh cuộc đời và sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du đặc biệt là tác phẩm Truyện Kiều, nhiều đề tài tham luận được các tác giả đưa ra bàn luận, đánh giá như:

“Từ một lý thuyết về đọc hiểu văn bản đến việc đọc hiểu các trích đoạn Truyện Kiều trong trường phổ thông” của PGS.TS Trần Nho Thìn – Trường Đai học KHXH&NV – ĐHQG Hà Nội;

“Mẫu người văn hóa trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du” của thầy Phan Quốc Thanh – Phó hiệu trưởng, Trường TPHT Hương Khê;

Thầy Nguyễn Thanh Truyền – Giáo viên Trường THCS Hoàng Xuan Hãn – trình bày tham luận tại hội thảo

“Về biểu hiện cảm hứng nhân văn trong đoạt trích Chị em Thúy Kiều” (Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du) của thầy Nguyễn Thanh Truyền – Giáo viên Trường THCS Hoàng Xuân Hãn (huyện Đức Thọ)…

Qua các bài tham luận, GS.TS Trần Đình Sử – Nguyên giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nôi cho rằng: Truyện Kiều đóng vai trò rất quan trọng trong dạy học đào tạo nhân cách và năng lực học sinh. Mong rằng những phát hiện, những diễn giải mới của các tác giả trong hội thảo lần này sẽ thực sự là dấu mốc quan trọng trong lịch sử nghiên cứu di sản Nguyễn Du.

Huy Hiếu – Minh Thư / GD&TĐ

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP