Tin Hà Tĩnh

Ngư dân Hà Tĩnh chuyển nghề thành công, làm giàu sau sự cố môi trường biển

Nhiều ngư dân vùng biển Hà Tĩnh, đã ổn định cuộc sống, chuyển đổi nghề, tìm hướng đi mới phù hợp sau sự cố môi trường biển.

Nhiều hộ dân tại Hà Tĩnh đã chuyển đổi nghề thành công

Theo văn bản số 2687 của Bộ LĐTB&XH, những lao động thuộc 4 tỉnh miền Trung (gồm Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế) bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển sẽ được miễn phí đào tạo, hỗ trợ chuyển đổi nghề và vay vốn tạo việc làm.

Nhiều ngư dân tại các huyện ven biển như: Kỳ Anh, Lộc Hà, Cẩm Xuyên, Nghi Xuân đã được hỗ trợ đào tạo việc làm, như học nghề, xuất khẩu lao động, chuyển đổi mô hình kinh tế làm trang trại… Nhiều hộ dân trong tỉnh đã chuyển đổi thành công, cho thu nhập.

Tại địa bàn thị xã Kỳ Anh đã chuyển đổi nghề, tìm hướng đi mới phù hợp với điều kiện sản xuất như hộ anh nh Dương Thìn (ở thôn Tam Hải xã Kỳ Ninh) đã thành công nhờ mô hình nuôi Đà điểu.

Vốn là một ngư dân nhiều năm gắn bó nghề ra khơi bám biển, giữa năm 2016 do ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển, cuộc sống của gia đình anh cũng gặp không ít khó khăn. Với suy nghĩ phải chuyển đổi nghề tìm một hướng đi phù hợp với điều kiện sản xuất mới để chăm lo, đảm bảo đời sống cho cả gia đình.

Qua tiếp cận thông tin và được tuyên truyền, hướng dẫn mô hình phát triển kinh tế trong xây dựng nông thôn mới, tháng 7/2016, Anh bàn với vợ cải tạo 600m2 diện tích đất vườn nhà để gây dựng mô hình nuôi đà điểu. Sau khi cải tạo chuồng trại, vợ chồng anh đã mua và nuôi thả 50 con đà điểu giống từ Hà Nội, với giá bình quân mỗi con từ 2 triệu đến 2,5 triệu đồng.

Sau một thời gian vừa nuôi vừa học hỏi kinh nghiệm, đàn đà điểu của gia đình anh phát triển tốt, hiện trung bình mỗi con nặng khoảng 90- 120 kg. Qua nuôi thả, anh Thìn nhận thấy đà điểu dễ nuôi, lớn rất nhanh, không có dịch bệnh, thức ăn chủ yếu là rau cỏ, ngô, thóc.

Khu vực nuôi đà điểu luôn phải sạch sẽ, thoáng mát, nên nuôi cách ly với gia cầm và thủy cầm để tránh lây dịch bệnh. Sau 9 tháng nuôi thả, đã xuất bán lứa đầu tiên, bình quân mỗi con được 8-9 triệu đồng, trừ chi phí gia đình anh thu lãi khoảng vài trăm triệu đồng. Anh Dương Thìn tâm sự. "Tôi làm nghề biển là chủ chốt trong gia đình và tôi cũng có tàu lớn đi đánh cá thường xuyên.sau khi sự cố môi trường biển, tôi bàn với vợ chuyển sang nghề nuôi Đà điểu, Tháng 4 bị sự cố và tháng 7 năm 2016 thì gia đình bắt đầu nuôi, đến bây giờ cũng được 7, 8 tháng rồi, trong thời gian nuôi cũng khá thuận lợi và nó phát triển tốt, khi mua vào giá mỗi con giống 2 triệu đồng nay tôi bán ra sản phẩm mỗi con 8 đến 9 triệu đồng".

Để cung cấp thức ăn xanh cho đà điều, gia đình anh còn kết hợp trồng cỏ để phục vụ chăn nuôi. Mặc dù thời gian chưa phải là dài, nhưng mô hình nuôi đà điểu của anh Dương Thìn là hướng đi mới đầy triển vọng cho ngư dân vùng biển. Ngoài đi biển đánh bắt thủy hải sản, bà con ngư dân còn có thể kết hợp với các mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm, đặc biệt là giống đà điểu để phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho gia đình.

Tương tự, chị Nguyễn Thị Toàn (Kỳ Lợi, TX. Kỳ Anh) cho biết: “Sau sự cố, tôi được tiếp cận vay vốn 50 triệu đồng chuyển đổi từ nghề biển sang nuôi thỏ. Nay thỏ đã xuất lứa đầu tiên, so với nghề biển bằng thuyền thúng như trước thì nghề mới ổn định hơn. Nếu không có ngân hàng cho vay vốn, chưa chắc gia đình tôi đã mạnh dạn thay đổi tư duy để chuyển đổi nghề”.

Anh Phan Công Thoàn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Kỳ Ninh cho biết. "Hội Nông dân xã đã tứ vấn cho bà con để phát triển mô hình nào cho phù hợp.trong đó đã hướng cho bà con mạnh dạn nuôi mô hình đà điểu, trong đó gia đình anh Thìn mạnh dạn đầu tư nuôi, đến nay đàn đà điểu của anh đã lên đến 50 con và cho hiệu quả kinh tế cao so với các mô hình chăn nuôi khác và qua mộ hình của anh Thìn, chúng tôi chi đạo bà con, khuyến khích bà con để nhân ra diện rộng trên địa bàn xã "

Được sự hỗ trợ của Trung ương và địa phương, hiện ở xã Kỳ Ninh có rất nhiều ngư dân đầu tư đóng mới tàu thuyền có công suất lớn để vươn khơi bám biển, hay đầu tư vào chăn nuôi gia súc, gia cầm. Tuy nhiên mô hình chăn nuôi đà điểu của gia đình an Dương Thìn là một hướng đi mới mang lại hiệu quả cao, do đó cấp ủy, chính quyền xã Kỳ Ninh cần tập trung quan tâm để nhân diện rộng.

Theo Sở LĐTB&XH Hà Tĩnh, trong thời gian qua, tỉnh đã đào tạo nghề, việc làm, xuất khẩu lao động, chuyển đổi nghề thành công cho con em vùng biển sau sự cố môi trường.

Dẫu phía trước vẫn còn những khó khăn nhưng với sự nỗ lực của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương, chính sách chuyển đổi nghề cho bà con ngư dân vùng biển đã có những khởi sắc tốt đẹp, sự sống đang hồi sinh nhanh chóng trên vùng biển Hà Tĩnh.

Tác giả: Mỹ Hoa

Nguồn tin: Báo Infonet

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP