Khoa học

Ngân hàng bồi dưỡng ‘nhà ngoại cảm’ 7,9 tỷ đồng tìm mộ dởm

Sau phóng sự gây sốc về các nhà ngoại cảm, chương trình Trở về từ ký ức tiếp tục công bố một đoạn phim ngắn bóc trần một vụ lừa đảo khác. Theo đó, 105 ngôi mộ trong nghĩa trang liệt sĩ của 3 tỉnh đều chứa xương động vật. Và Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam giải ngân 75 triệu/1 bộ hài cốt lừa đảo.

27/7 vừa qua, ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam và nhà ngoại cảm Nguyễn Thanh Thúy (còn gọi là “cậu” Thủy, quê ở thị trấn Chờ, Yên Phong, Bắc Ninh) đã khai quật một điểm ở Quảng Trị để đưa về 9 tiểu sành. Nhưng sau khi giám định thì kết quả cho thấy đây là một vụ chôn xương người và động vật giả làm hài cố liệt sĩ. Đây là vụ thứ 4 mà họ đã cùng làm.


Thực ra, tháng 10/2011, phóng viên VTV “để mắt” tới đã nhà tâm linh Nguyễn Thanh Thúy (tức cậu Thúy), lên huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) tìm mộ liệt sĩ ven rừng.


Kịch bản được hình dung như sau: Gia đình đến nhờ “cậu Thúy” ở thị trấn Chờ (huyện Yên Phong, Bắc Ninh cùng vợ là Mẫn Thị Yên), đặt 15 triệu đồng. Sau vài tháng, cậu bảo đi đến một nơi hoang vắng và cậu bảo “nhập vong”. Vong sẽ đưa đến một nơi và bảo đào sâu 0,5 – 1 m là thấy xương vụn và di vật có khắc tên; gia đình sẽ trả thêm cậu 100 triệu đồng nữa.


Chẳng hạn, Liệt sĩ Hoàng Văn Tố hy sinh tại Phong Điền (Thừa Thiên, Huế) cách Làng Vây hơn 100 km vậy mà ‘cậu Thúy’ bảo liệt sĩ nằm ở Làng Vây. 44 năm, xương đã vụn nát nhưng chiếc mũ cối chôn theo vẫn còn nguyên lớp giấy bồi carton không hề bị mủn. Lớp đất đen thầy bảo xương thịt liệt sĩ hóa thành là bùn được dải một lớp mỏng.


Theo VTV1, “thầy Thúy” có kinh nghiệm vì đã hành nghề tìm mồ mả từ những năm 1980. Thực tế, nhà ngoại cảm này nguyên là cán bộ công an bị thải hồi. Ông ta nói mình có khả năng thấu thị, không chỉ tìm mồ mả mòn còn tìm cả của cải chôn dưới đất. Để làm giả, ông ta thuê người ra nghĩa địa thị trấn Lim (huyện Tiên Du, Bắc Ninh) lấy tiểu, đem ra đồng đất Tam Giang chôn, nửa năm sau chỉ cho người đến tìm mộ.



Những thứ được cho là hài cốt liệt sĩ thực ra chỉ là xương động vật


Quanh thị trấn Chờ vẫn còn những nhân chứng bán tiểu sành và xương heo nái cho “nhà ngoại cảm” này. Lê Văn Tiến – Trưởng Công an thị trấn Chờ nói lãnh đạo địa phương rất đau lòng vì chủ trương này đã bị lợi dụng khiến một số gia đình người có công phải thờ những mẩu xương vô vị. Năm 1995 Thúy và vợ hai Mẫn Thị Duyên đã phải thụ án 10 và 12 năm tù về tội lừa đảo và tàng trữ vũ khí quân dụng. Khi cả hai ra tù, tài sản của hai vợ chồng chỉ là căn nhà cấp bốn. Nay riêng khoản đất đai, nhà cửa của họ ở 3 làng lân cận đã có giá tới hàng chục tỷ đồng.




Nhà ngoại cảm xác định vị trí hài cốt liệt sĩ


Liệt sĩ Trần Văn Thực (quê Chí Linh, Hải Dương) hy sinh ở Quân khu 9 (Tây Nam Bộ), Thúy dẫn người thân ra Cam Lộ (Quảng Trị), bảo đưa về một nhóm xương vụn. Tại Cam Lộ, “vong” nhập vào “thầy Thúy” đi trước, vợ thầy – Mẫn Thị Duyên đi sau “đẩy vong”. Đến đúng vị trí, thầy chặn lại ở đúng điểm đã chôn xương.


Anh Vũ Văn Thảo, cháu liệt sĩ Thực cho biết, riêng chi phí cho thầy Thúy gia đình đã chi trả tới 120 triệu đồng, chi phí đi lại gia đình không tính tới.


Vừa qua, các cựu chiến binh tỉnh Đắk Lắk báo về một vụ quy tập liệt sĩ ở xã Ea H’leo do một NH và một nhà tâm linh tiến hành, bàn giao 31 hài cốt liệt sĩ cho tỉnh. Người dẫn đầu vẫn là “cậu Thủy”. Trên trang web chính thức của Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam cho biết: Sáng 1/1/2013, NH Chính sách xã hội đã bàn giao hài cốt 31 liệt sĩ cho địa phương. Theo website này: Trong số 31 hài cốt liệt sỹ được tìm thấy và cất bốc, có 8 bộ hài cốt có họ tên, quê quán, phiên hiệu đơn vị, trong đó có 2 hài cốt được thân nhân gia đình đến nhận về an táng tại quê nhà, những hài cốt còn lại sẽ được quy tập và an táng tại Nghĩa trang liệt sỹ tỉnh Đắk Lắk. Tuy nhiên, những thông tin này đã bị Ngân hàng lặng lẽ gỡ khỏi website của mình ngày 1/8/2013.



Tìm kiếm hài cốt


Trong một thông tin khác liên quan đến vụ việc này, website của NH Chính sách xã hội cho biết thêm về quá trình tìm mộ: Trước đó, từ thông tin đồng đội và một số nhân chứng chiến tranh, thân nhân gia đình liệt sỹ Dương Văn Mừng, ở xã Nội Hoàng, huyện Yên Dũng (Bắc Giang) thuộc Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 33, Quân đoàn 3, hi sinh tại địa bàn xã Ea H’leo, huyện Ea H’leo (Đắk Lắk). Sau khi khai quật, đã phát hiện thêm nhiều đồng đội của liệt sĩ Dương Văn Mừng cũng hi sinh tại đây. Vì thế, Công đoàn NHCSXH đã phát tâm, chủ trì và phối hợp với chính quyền và các ban, ngành của tỉnh Đắk Lắk tổ chức cất bốc 31 hài cốt liệt sỹ.


Số hài cốt này nằm rải rác hai bên đoạn Quốc lộ 14 qua xã Ea H’leo từ 100 – 200m. Đây là chiến trường ác liệt khi bộ đội ta tổ chức chặn đánh quân Mỹ Ngụy chi viện cho chiến trường Gia Lai – Kon Tum trong những năm 1968 – 1972. Thông tin này cũng đã bị NH chính sách xã hội Việt Nam gỡ khỏi website của mình.


Sự phi lý đã lộ rõ khi kiểm tra trích lục của năm liệt sĩ: Liệt sĩ Nguyễn Văn Hải hy sinh năm 1969 tại Quảng Trị; Liệt sĩ Mẫn Bá Phùng (họ hàng nhà bà Mẫn Thị Duyên) hy sinh năm 1968 tại chiến trường Đông Nam Bộ và đồng đội họ vẫn còn sống. Vậy, có cách nào có thể tin hài cốt họ lại nằm cạnh nhau ở mánh đất Tây Nguyên xa xôi này?


Cùng lúc này, một vụ quy tập hài cốt liệt sĩ khác tại Bình Phước cũng diễn ra và vẫn do NH Chính sách xã hội và cậu Thúy chủ trì tại An Lộc (cũ) – nay là phường Hưng Chiến, Bình Long. Trong số các di cốt được bốc lên, có di cốt được xác định là hai cục xi măng. Một số xương hai đầu bịt xi măng đen, bên trong là cát trắng… Sở LĐ-TB-XH Bình Phước đã gửi mẫu ra Hà Nội giám định.



Phòng LĐ-TB-XH huyện Chơn Thành (Bình Phước) cho biết, NH Chính sách xã hội Việt Nam hay đi bốc mộ vào ban đêm. Các nghi vấn hệt nhau: Thông thường đào sâu khoảng 60 cm là phát hiện ra di vật, hài cốt, lớp đất đen; và chỗ nào cũng có chiếc bình tông đựng nước của liệt sĩ. Trên bình tông có khắc tên, địa chỉ của các liệt sĩ. Cùng với đó là các đôi dép cao su đều rất mới.


Một lãnh đạo cấp xã cho biết, việc di cốt các liệt sĩ nằm dưới đất sâu nhất chỉ có 60 cm là vô lý vì các bộ hài cốt này đều nằm dưới tán rừng cao su; nếu thực sự hài cốt liệt sĩ đã nằm đó thì khi trồng cao su, người dân đã phát hiện từ lâu.


Theo thông tin từ Sở LĐ-TB-XH Bình Phước, mỗi ngôi mộ liệt sĩ tìm được, NH Chính sách xã hội phải giải ngân cho nhà ngoại cảm Nguyễn Thanh Thúy 75 triệu đồng.



Sau 4 cuộc liên kết với ngân hàng này trong chưa đầy 8 tháng, Thúy – Duyên đã thu tiền công 7,9 tỷ đồng. Để có được những thông tin quý giá này, nhóm phóng viên VTV đã thực hiện suốt 2 năm trời và hiện đã giao toàn bộ hồ sơ chứng cứ cho các cơ quan an ninh vào ngày 22/8.



Tường Bách

Người Đưa Tin

  Từ khóa: Nhà ngoại cảm , Ngân hàng

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP