Giáo dục - Đào tạo

Lớp học ‘kì lạ’ ở Hà Tĩnh

Hai năm nay, 155 em học sinh ở thôn Đông Yên (xã Kỳ Lợi, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) không được đến trường do cha mẹ các em chưa chịu di dời lên khu tái định cư. Người dân tự tổ chức lớp học dạy chữ cho các em…

Nằm lẫn trong đống đổ nát của ngôi nhà đã di dời là một vài bóng dáng ngôi nhà còn nguyên vẹn của người dân ở thôn Đông Yên chưa chịu di dời vào khu tái định cư ở Kỳ Phương (Thị xã Kỳ Anh).

Phường Kỳ Lợi có 1.235 hộ dân phải di dời để lấy mặt bằng cho dự án Formosa (thuộc khu kinh tế Vũng Áng). Những học sinh ở thôn Đông Yên phải di dời lên trường tiểu học và THCS ở khu tái định cư, nằm giáp ranh giới giữa địa phận xã Kỳ Phương và Kỳ Nam để tiếp tục theo học.

Hiện, còn 158 hộ dân chưa chịu nhận đền bù để di dời lên khu tái định cư. Hậu quả là suốt hai năm qua (năm 2014 đến năm 2016), gần 160 em học sinh ở thôn Đông Yên vẫn chưa được đến trường và gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục.

Tại thời điểm này, người dân trong xóm đang tìm ra phương cách đối phó bằng việc tự tổ chức lớp dạy học cho con em trong thôn. Trong những phòng học sơ sài, chật chội là những chiếc bàn thô sơ, cũ kĩ do dân đóng góp. Đặc biệt hơn, thầy giáo đứng lớp chủ yếu là học sinh vừa tốt nghiệp 12, hoặc sinh viên tốt nghiệp CĐ chưa tìm được việc làm.

Lý do một bộ phận nhỏ gia đình chưa chịu di chuyển về khi tái định cư vì lo không có việc làm. Nghề chính của họ chủ yếu bám biển…

Chị Nguyễn Thị Hoa (mẹ của 3 đứa trẻ chưa được đến trường) cho biết: Người dân trong xóm tự tổ chức lớp học để dạy chữ cho các em. Hiện tại có 8 lớp học (từ lớp 1 đến lớp 8).

Một số học sinh đúng tuổi phải học lớp 9 nhưng vì gia đình không di chuyển đến khu tái định cư nên phải học chậm lại mất 2 năm. Các em đều mong muốn được đến trường đi học.

Ông Trần Văn Sỹ, Hiệu trưởng Trường THCS Kỳ Lợi cho biết: Đã gần hai năm học sinh không được đến trường. Người dân không chịu đi, và mở lớp tạm vì lý do con đi học xa.

Ông Sỹ cho biết, hiện tại việc dân tự mở lớp học như vậy thì chất lượng giáo dục không đảm bảo – chỉ là dạy cho học sinh biết mặt chữ thôi, chứ kiến thức hoàn toàn không có.

Trưởng phòng GD thị xã Kỳ Anh, ông Nguyễn Hữu Sum thông tin: Hiện nay giải pháp trước mắt của chúng tôi vẫn tiếp tục vận động người dân đến khu tái định cư để con em được tiếp tục theo học, còn nếu như tình hình này vẫn không được cải thiện thì đầu năm sau chúng tôi sẽ có phương án mới.

Lớp học lỳ lạ, lớp học ở Hà Tình, hiệu trưởng
Trường THCS Kỳ Lợi ngày trước các em theo học
Lớp học lỳ lạ, lớp học ở Hà Tình, hiệu trưởng
Bên cạnh những tòa nhà đổ nát sau di dời thì vẫn còn những khu nhà của những hộ dân chưa di dời sang khu tái định cư
Lớp học lỳ lạ, lớp học ở Hà Tình, hiệu trưởng
Lớp học do dân tổ chức. Trong ảnh là thầy giáo học hết lớp 12, dạy chữ cho các em học sinh lớp 3.
Lớp học lỳ lạ, lớp học ở Hà Tình, hiệu trưởng
Những đứa trẻ đến tuổi đi học vẫn không được đến trường
Lớp học lỳ lạ, lớp học ở Hà Tình, hiệu trưởng
Môi trường sống chung với rác thải.
Lớp học lỳ lạ, lớp học ở Hà Tình, hiệu trưởng
Cụ già cũng cố bám trụ trong căn lều tạm

Thiện Lương

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP