Kỳ Anh

Kỳ Anh: Nỗi oan khuất hàng chục năm của một người dân bị “cướp” đất (kỳ 1)

Suốt 9 năm bà Tạ Thị Tương (ở Kỳ Anh – Hà Tĩnh) đội đơn đi khắp nơi khiếu nại đòi lại mảnh đất của mình bị người khác lấn chiếm. Nhưng công lý chẳng thấy đâu lại còn bị mang thêm tội giả mạo giấy tờ…

hatinh24h

Huyện Kỳ Anh đã cấp đất cho bà Tương như thế nào?

Năm 1980, bà Tạ Thị Tương cùng chồng là Hồ Xuân Thửa quê gốc ở Kỳ Anh (Hà Tĩnh) làm việc tại Tổng Công ty xuất nhập khẩu ngoại thương tỉnh Quảng Bình. Vợ chồng bà có kiến thức và tay nghề cao trong nghề đan lát nên được ông Nguyễn Đình Nhu – nguyên Phó Chủ tịch, quyền Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh mời về dạy nghề cho con em trong huyện. Với tâm nguyện đóng góp cho quê hương, bà Tương đồng ý. Bà được bố trí làm việc tại Công ty Ngoại thương huyện Kỳ Anh với nhiệm vụ đi dạy nghề đan lát mây tre cho con em các xã như Kỳ Lâm, Kỳ Hà, Kỳ Hải, Kỳ Sơn, Kỳ Thượng…

Quyết định cấp đất ở và đất quán và giấy bà Tương cho HTX Liên Hoa mượn đất làm kho phân bón.Khi chuyển công tác về Kỳ Anh vợ chồng bà Tương không có đất ở nên ngày 2/6/1984 UBND huyện Kỳ Anh chỉ đạo UBND xã Kỳ Châu cấp cho bà Tạ Thị Tương và chồng là Hồ Xuân Thửa một nền đất 400 m2 bên cạnh đường 1A để sinh sống. Do chưa có điều kiện làm nhà nên bà cho HTX Liên Hoa mượn 17m mặt tiền, còn 3 mét bà làm quán bán hàng tạp hoá, còn một nửa đất phía sau bà làm nhà sinh sống, sau một thời gian bà đổi đất phía sau cho gia đình ông Đào Minh.Quá trình cấp đất cho vợ chồng bà Tương được UBND xã Kỳ Châu làm các thủ tục gồm 1 quyết định cấp đất nhà ở, một quyết định cấp đất làm quán. Bà Tương còn lập một văn bản có nội dung vợ chồng bà cho HTX Liên Châu mượn đất làm kho đựng phân bón. (Các giấy tờ này hiện Công an Hà Tĩnh đang lưu giữ).Còn trong Quyết định cấp đất cho bà Tương có ghi: “UBND xã Kỳ Châu căn cứ vào kế hoạch của UBND huyện Kỳ Anh, cho UB Đảng uỷ xã Kỳ Châu cấp đất nền nhà tại khu vực Cánh Buồm, căn cứ vào nghị nghị quyết Hội đồng nhân dân xã Kỳ Châu, thông qua Đại hội Nông dân tập thể xã Kỳ Châu ngày 21 tháng 1 năm 1984 đã quy hoạch tại xứ Cánh Buồm, nay tập thể Đảng uỷ và Uỷ ban quyết định ưu tiên cấp đất cho ông Hồ Xuân Thửa, bà Tạ Thị Tương tại khu phố xứ Cánh Buồm, nền số 1, sát đường 1A, chạy dài về phía Bắc chiều dài 17m, chiều rộng 10m, có 170 m. Tây giáp đường 1A, Đông giáp đất Đào Minh, Nam giáp quán nền ông Hồ Xuân Thửa, Đông giáp đất ông Thiêm”. Ngoài Quyết định cấp đất còn có thêm một quyết định cấp đất làm quán cho vợ chồng bà Tương.Trong giấy cho mượn đất, nguyên Chủ tịch UBND xã Kỳ Châu – Ông Hà Xuân Thắng xác nhận: “UBND xã Kỳ Châu căn cứ vào cuộc họp gia đình Hồ Xuân Thửa và Tạ Thị Tương cho HTX Liên Châu, xã Kỳ Châu mượn đất làm nhà chưa sử dụng, để làm kho lân đạm, do ông Đào Mạnh Hường chủ nhiệm mượn cho HTX làm kho, khi nào HTX giải tán, trả đất lại cho gia đình làm nhà”.

Mất đất và bị kết tội “giả mạo giấy tờ”

Thế nhưng sau khi giải tán vào năm 1989, HTX Liên Châu đã bán nhà kho cho Công ty Vật tư cấp III Kỳ Anh. Sau này, Công ty này đã bán nhà cho ông Nguyễn Huy Cổn – Nguyên cán bộ Trạm vật tư nông nghiệp Kỳ Anh. Không biết bằng cách nào, ông Cổn đã được cấp GCNQSD trên một phần mảnh đất UBND xã Kỳ Châu đã cấp cho bà Tương từ năm 1984. Cho rằng ông Cổn lấn chiếm đất của mình, bà Tạ Thị Tương viết đơn gửi lên UBND huyện Kỳ Anh nhờ giải quyết. Ngày 22/1/2010 UBND huyện Kỳ Anh có Quyết định số 139/QĐ-UBND khẳng định đơn thư bà Tương khiếu nại không có cơ sở pháp lý.

Quyết định 2814/QĐ-UBND ngày 28/9/2010 của UBND tỉnh Hà Tĩnh: “…các giấy tờ mà bà Tạ Thị Tương dùng làm căn cứ khiếu nại đòi quyền sử dụng đất nêu trên là giả mạo, nên không có giá trị pháp lý, cần được điều tra, làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật”. Bà Tương tiếp tục khiếu nại lên tỉnh. Ngày 28/9/2010 UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành Quyết định số 2814/QĐ-UBND khẳng định: “Công nhận và giữ nguyên Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu số 139/QĐ-UBND ngày 22/1/2010 của UBND huyện Kỳ Anh. Không công nhận nội dung khiếu nại của gia đình bà Tạ Thị Tương cho rằng UBND huyện Kỳ Anh lấy đất của gia đình bà cấp cho ông Nguyễn Huy Cổn và Công ty Vật tư nông nghiệp Kỳ Anh”. Đặc biệt, Quyết định 2814/QĐ-UBND còn có nội dung: “Qua kết quả giám định của của Phòng Kỹ thuật hình sự – Công an tỉnh và Viện Khoa học hình sự – Bộ công an thì các giấy tờ mà bà Tạ Thị Tương dùng làm căn cứ khiếu nại đòi quyền sử dụng đất nêu trên là giả mạo, nên không có giá trị pháp lý, cần được điều tra, làm rõ để xử lý theo quy định của Pháp luật”.Nhận được Quyết định số 2814/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hà Tĩnh, bà Tương bàng hoàng vì mình vừa bị mất đất, vừa bị khoác thêm cái tội mà dù trong mơ bà cũng không dám nghĩ tới là giả mạo giấy tờ.

(Còn nữa)

Trần Quang Đại/Tamnhin

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP