Danh Nhân

Huyện Can Lộc tổ chức kỷ niệm 300 năm ngày sinh danh nhân Phan Kính

Sáng 06/12, tại xã Song Lộc, UBND huyện Can Lộc và con cháu dòng họ Phan Vĩnh Gia tổ chức lễ kỷ niệm 300 năm ngày sinh danh nhân Phan Kính (1715-1761).

hatinh

Upload

Tham dự buổi lễ có đại diện dòng họ Phan Tộc Việt Nam; Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Phan Cao Thanh, lãnh đạo sở VH-TT&DL; Bí thư Huyện ủy Võ Hồng Hải; các đồng chí trong Ban Thường vụ Huyện ủy, các ban, ngành cấp huyện, xã Song Lộc cùng đông đảo con cháu dòng học Phan Tộc trên toàn quốc tới dự.

Diễn văn buổi lễ đã ôn lại cuộc đời và sự nghiệp tài hoa của Thám hoa Phan Kính. Ông sinh năm 1715 tại làng Vĩnh Gia, xã Lai Thạch, huyện La Sơn (nay là xã Song Lộc, huyện Can Lộc) trong một nhà nho nghèo, nhưng Phan Kính sớm có chí học tập. Ban đầu ông học học với cha, sau học với cậu, nổi tiếng thần đồng, 6 tuổi học thuộc và viết lại được quyền “Thiên gia thi”, 8 tuổi đỗ đầu kỳ sát hạch trường Tổng. Năm Ất Mão (1735), Phan Kính đậu cử nhân tại Trường thi Nghệ An. Năm 1744, ông thi Hội đỗ Tiến sĩ và thi Đình đứng thứ nhất. Năm đó không lấy đỗ Trạng nguyên, Bảng nhãn nên ông được vua phê chuẩn: Đình nguyên Thám hoa. Năm 1745, ông được bổ nhiệm đi kinh lý Nghệ An với chức vụ Tuyên uý phó sứ. Năm 1748, ông lại được cử đi làm chức Hiệp đồng trấn Sơn Tây. Năm 1759, ông được chúa Trịnh Doanh cử lên làm Đốc đồng Tuyên Quang.

Upload

Vào khoảng những năm 1759, 1760 vua nhà Thanh biết tài của Phan Kính, nên đã phong cho ông là “Lưỡng quốc đình nguyên Thám Hoa”, ban tặng ông một áo gấm màu vàng (cẩm bào) và một bức trướng ghi dòng chữ: “Thiên triều đặc tứ, Bắc đầu dị nam, nhất nhân nhi dĩ” (Thiên triều đặc ban, phía nam bắc đầu, chỉ một người thôi).

Ngày 7/7/1761, ông lâm bệnh nặng và qua đời tại quân doanh Hưng Hóa, khi tài năng đang độ phát triển. Sau khi ông mất, để ghi nhớ công lao nội trị và ngoại giao của Thám hoa Phan Kính, năm Cảnh Hưng thứ 44 (1783) đời vua Lê Hiển Tông còn phong sắc cho ông là “Thành hoàng hiệu Anh Nghị Đại Vương” và lập đền thờ ở làng Lai Thạch, có ngựa đá, voi đá, sư tử đá, theo thể thức của một vương tướng. Về sau, con cháu trong dòng họ đã xây dựng lại đền thờ ông tại xã Song Lộc, huyện Can Lộc. Năm 1992, đền thờ ông đã được xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa cấp Quốc gia.

Về văn thơ, Phan Thám hoa là tác gia của nhiều bài thơ bằng chữ Hán tài hoa. Ngoài “Kinh truyện tử sử”, “Sách văn lược cú”, ông còn để lại các tác phẩm: Dĩ Trực thị tộc, Vinh cổ Thái Lão, Vĩnh Gia Thám hoa Phan Kính truyện, Văn thi Hội, thi Đình, Văn tế sống cô Nhiễu…

Võ Đạt / Can Lộc

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP