Lao Động - Việc Làm

Hà Tĩnh: Tiếp tục rà soát, chuẩn hóa đội ngũ công chức tư pháp – hộ tịch

Ngoài công tác tuyên truyền phổ biến về Luật Hộ tịch, quan tâm trang bị cơ sở vật chất, đẩy mạnh sử dụng phần mềm đăng ký… để thực hiện luật mới,để có cơ sở cho việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức đáp ứng được yêu cầu mới của nhiệm vụ theo quy định của Luật Hộ tịch, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo Sở Tư pháp rà soát số lượng và chất lượng đội ngũ công chức tư pháp – hộ tịch hiện nay.

Theo kết quả rà soát, số lượng cán bộ, công chức thuộc Phòng Tư pháp các huyện, thành phố, thị xã là 41 người. Ở cấp xã có 299 công chức tư pháp – hộ tịch/262 xã, phường, thị trấn (37 xã có 02 người). Trong đó có 06 người là thạc sỹ luật, 157 người tốt nghiệp đại học luật, 111 người tốt nghiệp trung cấp luật, 25 người còn lại tốt nghiệp đại học, trung cấp chuyên ngành khác.
Thực hiện Quyết định số 59 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Hộ tịch, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo Sở Tư pháp tham mưu Kế hoạch triển khai thi hành Luật Hộ tịch trên địa bàn tỉnh nhằm đảm bảo việc triển khai Luật được đồng bộ, hiệu quả.
Trợ giúp pháp lý tại Hà Tĩnh 
Theo kết quả rà soát, số lượng cán bộ, công chức thuộc Phòng Tư pháp các huyện, thành phố, thị xã là 41 người. Ở cấp xã có 299 công chức tư pháp – hộ tịch/262 xã, phường, thị trấn (37 xã có 02 người). Trong đó có 06 người là thạc sỹ luật, 157 người tốt nghiệp đại học luật, 111 người tốt nghiệp trung cấp luật, 25 người còn lại tốt nghiệp đại học, trung cấp chuyên ngành khác.
Đội ngũ cán bộ – công chức, theo đánh giá của Sở Tư pháp Hà Tĩnh, nhìn chung đã và đang thực hiện tốt nhiệm vụ đăng ký và quản lý hộ tịch. Tuy nhiên, khó khăn là hiện nay đội ngũ công chức tư pháp – hộ tịch phải đảm nhiệm nhiều việc, trong đó có việc đăng ký và quản lý hộ tịch.
Trong khi đó trên thực tế, tính chất chuyên môn của công tác hộ tịch và các công tác tư pháp khác (văn bản, tuyên truyền pháp luật, hòa giải…) rất khác nhau. Chính vì vậy, công chức tư pháp – hộ tịch không có thời gian đầu tư cho việc nghiên cứu, nâng cao trình độ chuyên môn cũng như cập nhật kịp thời những văn bản mới.
Bên cạnh đó, công chức tư pháp – hộ tịch chưa có chế độ ưu đãi đặc thù hoặc phụ cấp như một số chức danh tư pháp khác (công chứng viên, trợ giúp viên…). Xuất phát từ nhiều lý do chủ quan lẫn khách quan nên việc củng cố, kiện toàn đội ngũ công chức tư pháp – hộ tịch ở các cấp đang là một thách thức, khó khăn.
Đặc biệt, các sự kiện hộ tịch có yếu tố nước ngoài ngày càng tăng, tính chất đa dạng và phức tạp hơn, trong khi đây là nhiệm vụ mới của UBND cấp huyện (trước đây nhiệm vụ này thuộc cấp tỉnh -PV), do đó việc thiếu kinh nghiệm trong quá trình tham mưu thực hiện đang là khó khăn không tránh khỏi.
Ngoài đề xuất khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Hộ tịch, Sở Tư pháp Hà Tĩnh cũng kiến nghị hàng năm Bộ Tư pháp tổ chức bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức thực hiện công tác này và có biện pháp giải đáp kịp thời những vướng mắc về nghiệp vụ tại địa phương.
Thời gian tới, chủ động kiện toàn đội ngũ cán bộ hộ tịch, UBND tỉnh Hà Tĩnh sẽ tiếp tục chỉ đạo Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ và UBND các huyện, thành phố, thị xã tiếp tục rà soát nhằm chuẩn hoá đội ngũ công chức tư pháp – hộ tịch trên địa bàn tỉnh.
Đồng thời, căn cứ các Kế hoạch của Trung ương, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo xây dựng kế hoạch đào tạo, tổ chức tập huấn, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, bồi dưỡng kỹ năng, khả năng xử lý tình huống, gắn đào tạo với rèn luyện thực tiễn, thông tin những vấn đề mới và giải đáp các vướng mắc trong quá trình triển khai thi hành Luật.
Lê Minh

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP