Giáo dục - Đào tạo

Hà Tĩnh: Thầy giáo 5 lần chấm thi giáo viên dạy giỏi lên tiếng

Trao đổi với PV ông Trần Đình Trợ, (Trường THPT Hương Sơn, Hà Tĩnh) người có 20 năm giáo viên (GV) dạy giỏi và 5 lần chấm thi GV dạy giỏi cấp tỉnh cho rằng: không nên bỏ thi chỉ vì một vài tiêu cực.

Ông Trần Đình Trợ cho biết: Để được công nhận GV giỏi, người thầy cần được sự tôn sùng, tín nhiệm của GV, học sinh. Ở Hà Tĩnh, thầy cô phải có sáng kiến kinh nghiệm do Hội đồng khoa học của sở công nhận. Tiếp đến, cần phải có bài thi viết chuyên môn. Cuối cùng, năng lực sư phạm trên 1-2 tiết dạy.

  Thầy giáo, Trần Đình Trợ, đề xuất, thi, giáo viên, tiến sĩ
Thầy Trần Đình Trợ cho rằng: Không nên bỏ thi giáo viên giỏi chỉ vì một vài tiêu cực (Ảnh: Facebook nhân vật)

Nếu làm nghiêm túc, bài bản như vậy thì danh hiệu GV giỏi còn thể hiện sự động viên GV trong quá trình phấn đấu, giảng dạy.

Tôi nói như vậy không phải bởi 20 năm mình được công nhận là GV giỏi tỉnh và nhiều năm đi chấm thi.

Bản thân tôi thấy mình phải phấn đấu rất nhiều, có nhiều tiến bộ trong nghề nghiệp. Việc đó rõ ràng là tốt cho môi trường giáo dục: các GV noi gương và tìm đến dự giờ học hỏi, học sinh và phụ huynh thêm kính trọng và hào hứng theo học. Quan trọng nhất là toàn ngành tôn vinh những GV tận tâm, hiệu quả và có năng lực sư phạm mẫu mực.

Lý do đầu tiên được PGS.TS Nguyễn Hữu Hợp nói tới là người GV khi đi thi chủ yếu chỉ diễn, nhiều khi không được làm theo ý mình. Như vậy chính xác không, thưa ông?

– Tôi cho không phải vậy. Giám khảo nếu có năng lực sẽ đủ kiến thức để biết GV đang diễn hay dạy.

Tôi vẫn thường ví von giờ dạy như bài hát, nhạc và lời có thể anh được soạn sẵn nhưng ca sĩ này hát khác ca sĩ kia.

Dù chuẩn bị công phụ nhưng người dạy khác nhau, nhiều tình huống sư phạm bất ngờ thì không thể lường hết được.

Việc được chuẩn bị trước có chăng là cách vào đề, sườn ý và một số kiến thức cơ bản nhưng không đòi hỏi đến mức người đi thi dạy không nắm được.

Cần nói thêm, kể cả tiết dạy bình thường GV thiếu kinh nghiệm vẫn thường xuyên nhận được góp ý của GV nhà trường. Họ có thể lên Internet tìm tài liệu hoặc tham khảo ý kiến.

Thực tế, nhưng chúng tôi nếu GV dạy không tốt giám khảo sẽ trực tiếp đứng lớp giảng mẫu.

GV giỏi cần có sự nhạy bén

PGS.TS Hợp cũng cho rằng kỳ thi này thiếu tính khoa học. Việc bố trí một GV dạy ở lớp khác lại đòi hỏi ngay kết quả cao là không khoa học. Ông có đồng tình với ý kiến này không?

– Để thực hiện tiết dạy, GV sẽ phải bắt thăm, biết lớp, tìm hiểu lớp qua GV bộ môn và biết được đối tượng học sinh trong lớp để chuẩn bị dạy. Nhưng thông thường, sẽ có chút ít thời gian gặp qua lớp để tìm hiểu học sinh.

GV dạy giỏi không những hiểu được đối tượng học sinh trong lớp mà còn phải thể hiện sự nhạy bén, linh hoạt để hoặc một ngày hay một buổi cũng phải tiếp xúc và đánh giá trình độ đối tượng để điều chỉnh việc dạy.

Ở trường, chuyện GV được trường phân công thay đổi chuyên môn, đứng lớp thay một người khác không phải hiếm, không lẽ GV không làm và không làm tốt được.

PGS.TS Hợp cũng chỉ ra cách thực hiện thi GV dạy giỏi thiếu tính sự phạm, làm đảo lộn hoạt động của lớp, học trò phải làm “quân xanh” cho GV thử vài lần,..Ông nghĩ sao về ý kiến này?

– Không ai làm như vậy. Đây là cách làm phản sư phạm. Nếu thực làm như vậy thì chính học sinh là người đầu tiên cười, coi thường thầy cô. Việc chuẩn bị trước, tôi thấy nhiều nơi làm bài bản, nhân văn và có sư phạm chứ không bày cho trò nói dối như thầy Hợp nói đâu.

  Thầy giáo, Trần Đình Trợ, đề xuất, thi, giáo viên, tiến sĩ
Thầy giáo Trần Đình Trợ trong một tiết dạy mẫu cho các thầy cô thi giáo viên dạy giỏi. (Ảnh: Facebook nhân vật)

Làm được khi lãnh đạo thực sự muốn

PGS.TS Hợp cho rằng cần phải có cách làm khách quan hơn nếu muốn giữ danh hiệu này. Đánh giá GV phải dựa trên sự tiến bộ của học sinh, chủ yếu vì học sinh. Phải tăng lương, thưởng cho GV giỏi. Và nên chăng bỏ danh hiệu này đi. Ông có đồng quan điểm với đề xuất này?

– Tôi cho là không nên bỏ.

Là người thầy, ngoài việc thực hiện nghĩa vụ, anh phải có lương tâm nghề nghiệp hay như các trường hợp bà giáo Hồ Hương Nam, anh Nguyễn Khắc Luân,..như thầy Hợp có nêu.

Song người thầy đứng lớp cần có năng lực sư phạm để dạy một tiết hoàn chỉnh theo chương trình Bộ GD-ĐT quy định. Mỗi người với năng lực, trình độ sẽ có cách thể hiện khác nhau.

Về chuyện thi GV dạy giỏi, thông thường địa phương đều cho rằng giờ dạy (thi) là khó nhất nên những cái khác (sáng kiến kinh nghiệm, bài viết chuyên môn, sự tôn trọng của GV và học sinh-PV) được xem nhẹ hay bỏ qua. Một số người, vì thế, có năng lực sư phạm nhưng những phần khác bình thường nhưng đơn vị châm trước nên vẫn là GV giỏi. Thực tế có như vây.

Song nếu làm tốt, làm nghiêm thì đây là việc nên làm, không nên bỏ. Ta vẫn có hội thi tiếng hát học sinh, các cuộc thi học sinh giỏi về kiến thức văn hóa-thể thao cho học sinh. Vậy tại sao công việc quan trọng nhất của người thầy (đứng lớp) lại không tổ chức thi?

Vậy theo ông cần tổ chức hội thi này như thế nào để những tiêu cực như PGS.TS Hợp nêu ra được giảm tối thiểu và người thầy thực sự được khích lệ, động viên?

– Theo tôi, tiêu cực xuất phát từ lãnh đạo, cấp trên. Nếu lãnh đạo sở trong sáng, đặt sự trung thực, chất lượng làm đầu, không lấy quan hệ làm đầu thì sẽ làm được.

Thêm nữa, có thể thi GV giỏi không đưa làm quan trọng như lâu nay vẫn xét là tiêu chí để nâng lương. Chuyện “chạy” làm danh hiệu GV giỏi là có.

Được công nhận là GV giỏi mọi người nghĩ ngay đến để đề bạt làm lãnh đạo hoặc thuyên chuyển. GV giỏi để dạy sao lại tính chuyện đề bạt, thuyên chuyển. Dĩ nhiên người giỏi cần được ưu tiên bồi dưỡng nhưng đức tính để đi dạy với phẩm chất cần để làm lãnh đạo khác nhau. Tôi đồng tình với thầy Hợp là cần có chế độ đãi ngộ xứng đáng để GV giỏi sống được với nghề, yên tâm giảng dạy và cống hiến tận tình cho xã hội.

– Cảm ơn ông!

  • Văn Chung(thực hiện) /VNN

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP