Nông dân Sơn Mai tươi cười bên cây đặc sản cho tiền tỷ

Cam bù là giống cây bản địa phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng của huyện miền núi Hương Sơn được người dân trồng cách đây hàng trăm năm. Cam bù được xem là cây chủ lực trong phát triển kinh tế vườn đồi, góp phần xoá đói giảm nghèo.

Tại các xã Sơn Trường, Sơn Phúc, Sơn Mai, Sơn Thuỷ, Sơn Trung, Sơn Kim, Sơn Tây và Sơn Lĩnh có nhiều trang trại trồng cam bù. Năng suất bình quân từ 35 đến 100 kg/cây/vụ, cá biệt có những cây cho năng suất cao từ 100 đến 200 kg/vụ.

Cam bù thường chín rộ vào dịp tết Nguyên đán, mang lại nguồn thu nhập với giá trị kinh tế cao. Hiện tại, giá cam dao động từ 50 – 70 nghìn đồng/kg.

“Năm nay do khí hậu thuận lợi nên vườn cam nào cũng trĩu quả, sản lượng tăng gấp 3 lần so với những năm trước đây”, chị Tâm, chủ trang trại cam bù ở Sơn Mai cho biết.

Trang trại rộng 3 ha của anh Nguyễn Xuân Tình thuộc xã Sơn Mai năm thu được 3 tấn quả, bán được trên 1 tỷ đồng. Anh Nguyễn Xuân Linh có 20 ha cam, thu được khoảng 60 tấn cam bù sản phẩm/20ha sẽ được xuất ra thị trường từ (20/1DL) đến tết nguyên đán, dự tính thu nhập tiền giá trị hơn 4 tỷ đồng. Hiện thương lái đã tấp nập đặt hàng và đến tận các vườn để mua cam bù.

BOX: Cam bù được Bộ NN&PTNT công nhận là loại cây ăn quả chất lượng cao và được đưa vào danh mục cây ăn quả đặc biệt quí hiếm cần được bảo vệ nguồn gene.
Hà Tĩnh đang phục hồi, lưu trữ, bảo tồn nguồn giống và phát triển diện tích trồng cam bù lên 1.177 ha vào năm 2020, tập trung chủ yếu ở 2 huyện Hương Sơn (982 ha), Vũ Quang (195 ha).

Nông dân Sơn Mai tươi cười bên cây đặc sản cho tiền tỷ
Mùa vàng bội thu
Cam bù được xem là “đệ nhất danh quả” của Hà Tĩnh