Hatinh24h 01
Hình ảnh đoàn công tác tại Hà Tĩnh.

Ngày 11/10, đoàn công tác của Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người phối hợp với Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức đã kết thúc đợt tập huấn, cung cấp những kiến thức về chết não và các vấn đề liên quan đến hiến, ghép tạng. … tại Thành phố Hà Tĩnh và 2 xã Cẩm Lạc và Cẩm Sơn, huyện Cẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh.

Theo GS. Trịnh Hồng Sơn, Giám đốc Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người, hiện nay có hơn 16.000 người bệnh suy chức năng tim, thận, gan, phổi… đang chờ được ghép tạng và khoảng 6.000 người đang chờ ghép giác mạc. Ghép tạng là phương pháp điều trị cuối cùng và hiệu quả cho người bệnh suy tạng giai đoạn cuối bằng cách lấy tạng của người hiến cho người bệnh. Còn ghép mô, bộ phận cơ thể người là việc cấy ghép mô, bộ phận tương ứng của cơ thể người hiến vào cơ thể người được ghép.
Một người chết/chết não hiến tặng mô, tạng có thể cứu được hàng chục người bệnh. Bởi vậy, việc tuyên truyền, vận động hiến, ghép tạng là rất cần thiết. Thêm nhiều người đăng ký tham gia hiến mô, tạng, đồng nghĩa với việc thêm rất nhiều bệnh nhân được trở về sự sống.

Ghép tạng là phương pháp điều trị cuối cùng và hiệu quả cho người bệnh suy tạng giai đoạn cuối bằng cách lấy tạng của người hiến cho người bệnh. Một người chết/chết não hiến tặng mô, tạng có thể cứu được nhiều người bệnh. Bởi vậy, việc tuyên truyền, vận động hiến, ghép tạng là rất cần thiết. Thêm nhiều người đăng ký tham gia hiến mô, tạng, đồng nghĩa với việc thêm rất nhiều bệnh nhân được trở về sự sống.

Sau đợt tập huấn, tuyên truyền, đã có 17 cán bộ y tế và một số người dân tại hai xã 2 xã Cẩm Sơn, Cẩm Lạc thuộc huyện Cẩm Xuyên tự nguyện đăng ký hiến tặng mô, tạng sau khi chết não và được trao thẻ đăng ký hiến tặng mô, tạng trong đợt tuyên truyền này.

Ph. Thúy /Infonet