Kinh tế

Hà Tĩnh: Dựa vào rừng để phục vụ đời sống dân sinh

Trong 3 ngày từ 25 đến 28/8/2016, tại Hợp tác xã kinh tế sinh thái Rào Àn, (xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh), Viện Phát triển doanh nhân cộng đồng (CENDI) đã tổ chức Hội thảo “Đồng quản trị rừng dựa vào luật tục”.

hatinh24h

Hội thảo do bà Trần Thị Lành, Chủ tịch sáng lập CEND chủ trì đã thu hút đông đảo các nhà khoa học và bà con nông dân trong và ngoài nước, đặc biệt là mạng lưới nông dân nòng cốt và nôngdân sinh thái trẻ đến từ Pờ Ê, huyện KonPlong, (Kon Tum);  Si macai  (Lào Cai); Rào Àn, Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn, (Hà Tĩnh); bản Lóng lăn, Lua Prabang (Lào) cùng một mạng lưới nông dân khác đến từ Căm Pu Chia). Tham gia và phát biểu tại cuộc hội thảo còn có các quan chức địa phương gồm: Ông Nguyễn Quốc Lập,  Bí thư Huyện ủy huyện Hương Sơn; ông Nguyễn Khác Thứ, nguyên Chủ tịch UBND huyện Hương Sơn…

Nội dung hội thảo tập trung vào vấn đề trọng tâm “Đồng quản trị rừng dựa vào luật tục”, đánh giá những cái được, những khó khăn, thách thức trong quá trình triển khai thực hiện và chú trong đến đề xuất nhóm giải pháp trong những năm tiếp theo. Sau khai mạc, trình bày báo cáo; Hội thảo đã chia làm 4 nhóm. Nhóm1: Phương pháp Đồng quản trị rừng dựa vào luật tục xã Pờ ê;huyện Konplong, tỉnh Kon Tum. Nhóm 2: Mô hình phục hồi và làm giàu rừng bản địa. Nhóm 3: Đào tạo thực hành nhà nông sinh thái trẻ. Nhóm 4: Giải pháp quản trị kinh tế  sinh thái Rào Án. Trong khuôn khổ hội thảo, chương trình còn dành thời gian để thăm mô hình phục sinh rừng bản địa ở thôn khe Năm, thăm rừng lim xanh Rào Àn, xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn; thăm mô hình vườn rừng bác Phước (Quảng Bình).

Hà Tĩnh: Dựa vào rừng để phục vụ đời sống dân sinh - Ảnh 2

Các đại biểu từ trái sang: Ông Nguyễn Khắc Thứ (nguyên Chủ tịch UBND huyện Hương Sơn, bà Trần Thị Lành, Chủ tịch sáng lập CENDI; ông Nguyễn Quốc Lập, Bí thư huyện ủy huyện Hương Sơn; ông Trần Quốc Việt-quản trị kinh tế sinh thái Rào Àn)

 Ông Trần Quốc Việt ( Phụ trách đề tài: “ Phương pháp quản trị kinh tế sinh thái Rào Àn tại FFS HEPA, Hà Tĩnh, Việt Nam ) chia sẻ: “ Chỉ trong thời gian 3 ngày, nhưng chúng tôi đã chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm từ các nhà khoa học, các bạn đến từ Kon Tum, Lao Cai, Căm phu chia, Lào,… những bài học dựa vào tập tục để quản trị rừng. Giải pháp của chúng tôi là làm sao hài hòa, phát huy được chính sách của Đảng, nhà nước với các tập tục của đồng bào dân tộc, nhằm một mục tiêu chung: Bảo vệ rừng, nhất là rừng đầu nguồn để phát triển bền vững. Mặt khác, chúng tôi cũng trao đổi học hỏi về phát triển mô hình sinh thái, trong đó chú trọng sản xuất hoa quả, thực phẩm sạch. Đây là một hướng tạo ra nguồn sản phẩm sạch phục vụ đời sống dân sinh. Muốn vậy những vấn đề đã kết luận ở Hội thảo sẽ được ứng dụng ngay trong thực tiễn. Tại Rào Àn, chúng tôi tiếp tục  mở rộng diện tích ươm cây bản địa, tiếp tục  nhân rộng các mô hình vườn sinh thái, lưu ý đến vườn cây ăn quả và vườn rau sạch …”.

LÊ VĂN VỴ-N.V

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP