Phóng sự - Ký sự

Hà Tĩnh: “Bội thực” dự án ma – Kỳ 2:Tính mạng dân phụ thuộc vào… dự án

Xã Kỳ Nam nằm dưới chân đèo Ngang, xung quanh là rừng với biển bao bọc. Nơi có điều kiện tự nhiên lý tưởng, không khí trong lành, nhưng từ khi bị xáo trộn lên bởi các dự án, môi trường ở đây đã bị ô nhiễm nặng tác động trực tiếp đến sức khỏe con người. Nhiều loại dịch bệnh hiểm nghèo đã xuất hiện…

Kêu cứu vô vọng Sau khi UBND tỉnh Hà Tĩnh có các quyết định giao đất cho các dự án tại địa bàn xã Kỳ Nam, huyện Kỳ Anh, nhiều nhà đầu tư đã không thực hiện đúng cam kết, gây ảnh hưởng đến niềm tin của chính quyền và nhân dân địa phương. UBND xã Kỳ Nam đã có nhiều văn bản đề nghị xem xét tính khả thi của các dự án, nhưng sự việc vẫn bị bỏ ngoài tai dẫn đến hậu quả đáng tiếc. Riêng dự án xây dựng khu Du lịch Sinh thái – Văn hóa Hoành Sơn do nhà đầu tư Cty Xây lắp điện 3 thực hiện, UBND xã Kỳ Nam đã có báo cáo số 28/BC.UB (17-6-2006) và báo cáo số 31/BC-UBND (20-7-2006) về việc giải phóng mặt bằng xây dựng khu du lịch Sinh thái -Văn hóa Hoành Sơn gửi UBND huyện Kỳ Anh, Cty Điện lực 3… để phản ánh nhà đầu tư chây ỳ trong việc thực hiện dự án, đặc biệt trốn tránh việc đền bù số tiền cất bốc 223 phần mộ lên nghĩa trang mới.Ngày 26-9-2008, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh cũng đã có văn bản số 1018/ BC-TNMT, báo cáo kết quả thanh tra việc sử dụng đất và bảo vệ môi trường của 8 tổ chức đầu tư tại xã Kỳ Nam trên tổng diện tích được giao gần 240 ha và kết luận “Cty Điện lực 3, Cty Cổ phần Lâm đặc sản Hà Tĩnh, Chi nhánh xăng dầu Hà Tĩnh, Cty Cổ phần Xuất nhập khẩu Nam Hà Tĩnh để đất hoang hóa không sử dụng”. Tại văn bản này, Sở cũng kiến nghị với UBND tỉnh cho thu hồi đất của các đơn vị trên tổng diện tích thu hồi gần 122ha.Đặc biệt, ngành chức năng còn khẳng định: Các Cty TNHH Khang Phú, Cty TNHH Chuyển giao công nghệ Việt Anh… chưa thực hiện cam kết bảo vệ môi trường, sử dụng nguồn nước mạch, nước ngầm, xả nước thải vào nguồn tiếp nhận tự do khi chưa được cơ quan chức năng cho phép… là trái với quy định tại điều 24 Luật Bảo vệ môi trường và điều 18 Luật Tài nguyên nước…Tuy vậy, tỉnh Hà Tĩnh vẫn chưa chỉ đạo xử lý nên đâu lại vào đấy.Đất nhiễm mặn, người nhiễm độcÔng Mai Lương Quýnh (57 tuổi), Thương binh hạng 2/4 ở xóm Minh Tiến kể: Đất sản xuất của bà con bị thu hồi giao cho dự án nuôi tôm. Vì thiếu ăn nên bất đắc dĩ, bà con cũng đành phải xuống ruộng để bòn thêm hạt thóc. Nhưng lội xuống là bị lở loét chân tay. Thỉnh thoảng gió lại bốc lên mùi hôi từ những ao tôm, làm cho không khí càng ngột ngạt khó thở. Nhờ có tuyến đường Quốc lộ 1A chạy qua mà 22 hộ dân ven đường, trong đó có gia đình ông Quýnh đã mạnh dạn đầu tư mua sắm máy bơm nước làm nghề rửa xe ô tô chở gia súc. Dẫu sao như vậy bà con còn có thu nhập. Đằng này, các dự án đầu tư tại địa phương vừa làm ô nhiễm nguồn nước của dân, nhưng không giải quyết được việc làm cho dân. Tuy vậy sau khi chính quyền cấm phương tiện chở gia súc dừng trên địa bàn vì sợ lây lan dịch bệnh, thu nhập của các hộ giảm xuống rõ rệt nên bà con lại kéo nhau vào nam liều kế mưu sinh.Ông Nguyễn Đình Vin, Phó Chủ tịch UBND xã Kỳ Năm cho biết: Mấy năm nay ở xã xuất hiện nhiều bệnh nhân bị các chứng bệnh sỏi thận, u nang buồng trứng ở phụ nữ, thần kinh, bệnh đường ruột, bệnh ngoài da… Đặc biệt số trẻ em bị các dị tật, trong đó dị tật tim bẩm sinh chiếm tỷ lệ rất cao và đã xảy ra nhiều cái chết hết sức thương tâm. Hiện xã Kỳ Nam có 575 hộ dân. Ngoài diện tích đất bị thu hồi, số còn lại quá ít, không thể sản xuất được vì đã bị nhiễm mặn chính từ nguồn nước dẫn vào ao tôm. Trong lúc đó, các triệu chứng bệnh tật lại đang đe doạ mạng sống của người dân nơi đây. Không hiểu UBND tỉnh Hà Tĩnh có biết điều này?
Nguyễn Ngọc Vượng

DDK

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP