Kinh tế

Formosa Hà Tĩnh hướng đến khai thác mỏ sắt Thạch Khê chắc chắn lại không trụ được!

TS Tô Văn Trường điểm binh và cho biết vì sao phía VN và liên doanh sản xuất thép không trụ được ở Hà Tĩnh

Liên Xô là nước đầu tiên muốn sử dụng quặng Thạch Khê để sản xuất thép. Nhưng dự án 1,5 triệu tấn /năm yêu cầu đầu tư gần 1 tỷ đô lúc đó, quá lớn đối với Liên Xô và VN. Mặt khác, chưa có thể khai thác mỏ này vì độ phức tạp: Thân quặng nằm sâu dưới mặt nước biển từ -8 đến 500m, nước biển chẩy vào qua Karster rất mạnh, chưa tìm được cách ngăn hoặc bơm ra như thế nào.

hatinh24h

Lịch sử của những thất bại đã qua về các liên doanh sản xuất thép muốn khai thác mỏ sắt Thạch Khê.

Đầu những năm 90, Đức cho 6 triệu DM để làm báo cáo tiền khả thi khai thác mỏ này. Một tổ hợp quốc tế gồm Krupp đứng đầu, Gencore Nam Phi và Mitsui Nhật Bản được chỉ định làm, và tổ hợp này góp thêm tiền, đối tác phía VN là Bộ Cơ khí-Luyện kim. Trong đó, thuê công ty Braunkole (chuyên khai thác than nâu) làm mô hình bơm nước từ lòng mỏ ra biển.

Nhưng khi tiêu hết tiền thì Krupp ra tuyên bố dừng, với lý do:

–          Gía quặng sắt chỉ có 25 đô/tấn,

–          Cung vượt cầu.

–      Quặng Thạch Khê có hàm lượng kẽm cao (0,028-0,037%), khi luyện gang lò cao hơi kẽm bốc lên phá thành lò. Lúc đó, chưa xử lý được tách kẽm ra khỏi quặng. Đương nhiên, ngày nay người ta đã tách được, nhưng chi phí cao.

Ông Trần Đức Lương lúc đó tuyên bổ ‘cảm thấy nhẹ nhõm’ vì cứ tâng bốc mỏ này mãi!!! Không thể hiểu nổi!? Lúc bấy giờ, Krupp tuyên bố dừng vì đã ‘chén” hết 6 triệu DM của chính phủ Đức. Không công ty nào chỉ dùng mỗi quặng Thạch Khê để sản xuất thép cả, mà phải pha trộn thêm các quặng sắt khác nhằm giảm độ kẽm, tăng Mn trong phối liệu.

Ghi chú là:

–         Không có công ty Nhật nào vào cả, chỉ có Mitsui đi cùng Krupp,

–         Thời điểm đó chưa có tổ hợp ThyssenKrupp như bây giờ,

–         Gencore là công ty Nam Phi, bây giờ sát nhập vào tập đoàn BHP Billiton là tập đoàn khai thác mỏ lớn nhất thế giới.

Cuối cùng, thì Tata vào liên doanh với Tổng công ty Thép VN Vnsteel để tiếp nối dự án của ông Lê Duẩn năm xưa với công suất 5 triệu tấn/năm. Tata xin có được 30 % cổ phần trong khai mỏ Thạch Khê để đảm bảo nguyên liệu, nhưng ông Đoàn Văn Kiển từ chối vì Thủ tướng giao Thạch Khê cho Tông công ty Than. Liên doanh Vnsteel và Tata xin thêm đất (trên mặt đất của dự án Liên Xô ngày xưa) và mở đường từ nhà máy ra cảng, nhưng Hà Tĩnh đã giao hết cho Formosa, cho nên liên doanh này tan rã là điều dễ hiểu.

2. Formosa được cấp giấy phép đầu tư, với khu đất 3300 ha, với ưu đãi gần như được cấp không trong 70 năm, nhằm xây dựng khu liên hợp Vũng Áng 28, 5 tỷ USD. Khu này  bao gồm khu gang thép, nhà máy điện, khu lọc dầu, với 3 giai đoạn:

•        Giai đoạn 1 (gồm 2 bước): Bước 1-1, đầu tư liên hợp luyện gang thép và cảng công suất 7.5 triệu tấn/năm; Bước 1-2, sẽ nâng công suất lên đạt và 15 triệu tấn/năm; Tổng mức đầu tư bước 1-1 (gồm tổ hợp gang-thép và cảng biển Sơn Dương) khoảng 8 tỷ đô la.

•        Giai đoạn 2: xây dựng tổ hợp nhà máy lọc dầu công suất 15 triệu tấn dầu thô/năm và 1,2 triệu tấn ethylene/năm;

•        Giai đoạn 3: Xây dựng cảng Sơn Dương thành cảng tổng hợp phục vụ trung chuyển hàng hóa trong khu vực (gồm cả Bắc Thái Lan và Nam Lào).

Cuối năm 2007, Formosa gửi thư quan tâm đầu tư. Một tháng sau được cấp phép khảo sát. 12 ngày sau đó, tập đoàn xây dựng xong báo cáo đầu tư và được phép trình Thủ tướng. Đầu tháng 3 năm 2008, Formosa đã có giấy phép đầu tư. Đó là lúc  kinh tế thế giới chưa đi vào suy thoái, nhưng sau này dù có suy thoái, tiến độ xây dựng của Formosa cũng không bị ảnh hưởng. Nhưng việc tiêu thụ được khối sản phẩm thép trên thị trường hiện nay không phải là điều họ phải đối phó.

Một đại dự án lớn như vậy, xây dựng ở chỗ thắt của đất nước và điểm trung chuyển từ Bắc vào Nam và từ Nam ra Bắc của các triều đại trước, lại đối diện với Hải Nam, mà chỉ có hơn một năm đã có giấy phép.? Chứng tỏ Formosa được hưởng nhiều ưu đãi. Ở đây, cũng cần khách quan đánh giá vùng Kỳ Anh Hà Tĩnh xưa kia đất cát chỉ 1 vụ lúa, nghèo đói, nhờ Formosa có thu nhập vượt bậc nhưng vấn đề là người dân mong muốn có cả “thép và cá” nghĩa là phát triển kinh tế nhưng vẫn bảo đảm về môi trường. Ngay ở Hàn Quốc nhà máy thép Posco ở ven biển vẫn phát triển bền vững nhờ kiểm soát nghiêm ngặt về quy chuẩn môi trường.

Lưu ý: Theo quan điểm phát triển trong bảo vệ cần làm rõ bài toán “trade off” được và mất sao cho cái lợi lớn nhất và cái mất ít nhất vì khi con người tác động vào tự nhiên không bao giờ được tất cả.

3. Phát thải “siêu độc” của Formosa? Nhiều người phát biểu trên công luận Formosa phát thải siêu độc? Nếu nói đúng nghĩa luyện kim, thì chất thải từ sản xuất thép của Formosa không phải là siêu độc, không nên cố gán như thế. Thế giới sản xuất cả tỷ tấn thép mỗi năm nhưng chưa bao giờ có gây ô nhiễm độc hại như ngành công nghiệp hóa chất, chế biến thực phẩm hay công nghiệp dệt và giấy, khai thác mỏ cũng như chế biến khoáng sản.

Các chất thải của nhà máy thép hoàn toàn có thể xử lý được. Điển hình như nhà máy thép của Posco ở Hàn Quốc thuộc “top 3” của thế giới nhập quặng, sản xuất thép ở ven biển nhưng môi trường biển vẫn an toàn, nằm trong trong quy chuẩn môi trường.

4. Thời điểm xảy ra sự cố Formosa đang vận hành (chạy commisioning”) với công suất bao nhiêu? những phân xưởng nào đang vận hành (thì mới tính ra được lượng nước thải và lượng chất ô nhiễm). Thông thường trong commissioning phase có rất nhiều mode vận hành chứ không phải là luôn vận hành toàn bộ nhà máy với công suất tối đa.

5. Về so sánh QCVN 52 với tiêu chuẩn của IFC: đúng là tiêu chuẩn của IFC nhiều thông số hơn, nhưng 12 thông số trong QCVN 52 quy định giới hạn cho phép tương tự với 12 thông số tương ứng của tiêu chuẩn IFC tính ở thời điểm soạn thảo QCVN 52. Tôi nhấn mạnh thời điểm soạn thảo bởi vì có thể đến thời điểm này IFC đã ban hành tiêu chuẩn mới theo nguyên tắc BAT (kỹ thuật tốt nhất chấp nhận được). Tất cả các QCVN của ta đều dựa tên tiêu chuẩn quốc tế thời điểm soạn thảo, đấy là cơ sở khoa học mà Bộ KHCN và các bộ liên quan áp dụng khi xây dựng TCVN và  QCVN.

6. Việc “tính theo giấy phép xả thải mà Formosa đã được cấp với lưu lượng 45.000 mét khối/ngày, chỉ riêng với nồng độ phenol hay cyanide cho phép đều là 0,585 mg/l, thì tổng lượng phenol và cyanide sẽ thải ra biển Vũng Áng trong điều kiện Formosa vận hành ổn định và xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn cho phép sẽ là 17,37 tấn/năm, tức là lớn gấp 9,5 lần so với lượng thải của năm ngày gây ra thảm họa.” thì đấy là lỗi của giấy phép xả thải.

7. QCVN 52 không có quy định thông số FeII. mà chỉ có chắt rắn lơ lửng. Các công đoạn sản xuất thép không thải nhiều 11. Không thể nói là ‘luyện cốc ướt’ hay ‘luyện cốc khô’ ở Formosa

Có lẽ do Bộ trưởng Bộ công thương Trần Tuấn Anh và một vị Tổng giám đốc trong ngành sử dụng cụm từ nói trên không chuẩn xác về chuyên môn, thành ra dẫn đến nhiều ngộ nhận trong xã hội.

Tôi đã trasắt trong nước thải, và lượng sắt nhỏ có thể xử lý đạt tiêu chuẩn trong công đoạn lắng, hóa lý của hệ thống xử lý nước thải. Lượng huyền phù FeII phát hiện trong môi trường biển miền Trung là từ việc súc rửa đường ống ra lượng lớn nước thải thải thẳng ra biển mà không xử lý.

Tuy nhiên, nếu đi sâu tìm hiểu QCVN 52 đối chiếu với các chất thải của Formosa thì đã bao gồm cả các chất phenol, ammonia, cyanua, dầu mỡ vv…

8. Còn một nguyên tắc áp dụng QCVN đối với ngành đặc thù cần nhấn mạnh: các QCVN này chỉ tập trung vào các thông số điển hình của các ngành đặc thù ấy, thế nên những thông số “không điển hình” thì khi thải ra phải áp dụng QCVN 40 (trong trường hợp thải nước thải), do đó không được hiểu sai là nước thải của ngành sản xuất thép chỉ phải kiểm soát 12 thông số quy định trong QCVN 52, các thông số khác được thải thoải mái!. Cũng tương tự như vậy, các hoạt động khác không thuộc công đoạn sản xuất thì phải áp dụng QCVN 40.

9. Tôi vừa mới cập nhật văn bản quy phạm pháp luật, thấy có Quyết định 26/2016/QĐ-TTg ban hành quy chế hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc (dated 1/7/2016), có thể vận dụng “linh hoạt” áp dụng cho trường hợp của Formosa. Dùng từ “linh hoạt” vì danh mục hóa chất độc trong phần phụ lục của Quy chế, rất tiếc vẫn không có phenol, cyanide, hydroxit sắt!?.

10. Mất điện 5 ngày là mất điện liên tục hay chỉ là 5 ngày dừng công đoạn xử lý nước thải sinh học do vi sinh chết? Nếu mất điện thời gian ngắn hơn thì các công đoạn trung hòa, lắng, hóa lý (tuyển nổi, keo tụ) sẽ hoạt động lại khi có điện và xử lý được kim loại nặng, trong đó có CrVI (nếu không xử lý hóa lý thì chắc là sẽ phát hiện được CrVI trong môi trường biển, ít nhất trong trầm tích.

Tôi không tin về sự cố mất điện ở Formosa, là chuyện buồn cười thành ra cũng chả nên mất thì giờ tìm hiểu thêm làm gì mà chỉ cần tìm giải pháp hữu hiệu kiểm soát việc xả thải bằng cách “nắm đằng chuôi”. Nói theo ngôn ngữ của chuyên gia ngành điện là nếu cần thiết phải cho cái hệ thống quản lý máy bơm nước thải ra biển vào một cái “cubicle” khóa lại và do ta kiểm soát để chỉ cho phép bơm nước “đã xử lý” ra biển .

Còn tiếp

TS Tô Văn Trường / Tầm Nhìn

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP