Cộng đồng mạng

Dân mạng rỉ tai nhau 'quái chiêu' dắt xe, đi bộ để thoát mức phạt nồng độ cồn

Trên mạng xã hội, nhiều bí kíp nhằm tránh bị Cảnh sát giao thông xử phạt nồng độ cồn đang được cư dân mạng rỉ tai nhau.

Theo quy định của Luật phòng chống tác hại của rượu, bia có hiệu lực từ ngày 1/1/2020, hành vi điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn bị nghiêm cấm.

Nghị định số 100 được ban hành thay thế nghị định số 46/2016/NĐ-CP, có hiệu lực đúng vào ngày Luật phòng chống tác hại của rượu, bia có hiệu lực. Luật phòng chống tác hại của rượu, bia nghiêm cấm hành vi điều khiển phương tiện giao thông khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

Đối với hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn, nghị định quy định mức xử phạt cao nhất đối với người lái ôtô vi phạm từ 30-40 triệu đồng, tước quyền sử dụng bằng lái xe từ 22-24 tháng.

Đối với người lái mô tô, xe máy, mức phạt cao nhất từ 6-8 triệu đồng, tước quyền sử dụng bằng lái xe từ 22-24 tháng. Với người chạy xe đạp, xe thô sơ mức phạt 400.000 – 600.000 đồng.

Chính vì mức phạt nồng độ cồn rất cao lên tới 40 triệu đồng đã khiến nhiều "ma men" phải dè chừng. Tuy nhiên, cánh mày râu cũng đang rỉ tai nhau những "chiêu" để thoát việc bị phạt như đi bộ, dắt xe qua chốt cảnh sát...

Một trong những bí kíp cư dân mạng đang "mách" nhau để tránh bị phạt nồng độ cồn. Ảnh chụp màn hình.

"Có xử phạt được người uống rượu bia dắt bộ xe máy qua CSGT?". Đây là câu hỏi nhiều cư dân mạng đang thắc mắc.

Theo luật sư Nguyễn Anh Thơm, Đoàn luật sư Hà Nội, trên thực tế hiện nay đã có trường hợp lái xe máy uống rượu bia hoặc có vi khác vi phạm luật giao thông đường bộ khi gặp Cảnh sát giao thông là xuống xe dắt bộ đi qua chốt của lực lượng chức năng. Đây có thể là một hình thức đối phó của người vi phạm đối với hoạt động thực thi pháp luật của CSGT.

"Nghị định 100/2019/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2020 đã tăng mức xử phạt tiền các lỗi vi phạm lớn hơn nhiều so với Nghị định số 46/2016/NĐ-CP, trong đó có cả xe mô tô, xe thô sơ.

Do đó, để tránh việc xử phạt, một số trường hợp đã chống đối bằng hình thức khi nhìn thấy CSGT từ xa đã dừng xe xuống dắt bộ.

Theo quy định của Luật giao thông đường bộ 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành thì chỉ có thể xử phạt người đang điều khiển phương tiện. Trong trường hợp này, họ đang dắt xe chứ không điều khiển xe tham gia giao thông.

Để có thể xử phạt, CSGT phải chứng minh được lái xe vi phạm mà trước đó điều khiển xe. Nếu người vi phạm không thừa nhận thì CSGT có thể chứng minh bằng camera, hình ảnh, người làm chứng", Luật sư Thơm nhấn mạnh.

Tác giả: Thu Hà

Nguồn tin: phunusuckhoe.vn

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP