Người đương thời

Đại gia Hà Tĩnh đầu tư vào 6 ha “đất vàng” Hà Nội là ai?

Tập đoàn Hoành Sơn có lịch sử mới chỉ 10 năm, từ một doanh nghiệp tư nhân được thành lập ở Thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh với chỉ gần 10 cán bộ, công nhân và doanh thu vài trăm triệu đồng/năm. Đến nay, Tập đoàn Hoành Sơn có gồm 5 Công ty con và vươn lên thành một thương hiệu mạnh trên phạm vi toàn quốc với gần 2.000 lao động thường xuyên và thời vụ, hàng trăm thiết bị máy móc, xe máy. Hoành Sơn đang từng bước chiếm lĩnh thị trường ở các ngành nghề kinh doanh thế mạnh như: thương mại, vận tải, khoáng sản, xây dựng, đầu tư dự án…

Ông chủ của Tập đoàn Hoành Sơn vừa sở hữu mãnh đất vàng ở số 231 Nguyễn Trãi (Thanh Xuân – Hà Nôi) từng khởi nghiệp kinh doanh từ gánh hàng rong, buôn tem phiếu và bắt đầu khời nghiệp từ chiếc máy xay lúa.

Trước thời điểm Tập đoàn Hoành Sơn ký hợp tác với SRC, có rất nhiều đại gia bất động sản, bằng nhiều con đường khác nhau đã tham gia vào cuộc chiến thâu tóm mảnh đất vàng này. Trong đó, đầu 2011 thị trường xôn xao với tin đồn Vincom đầu dự án ở khu đất này, nhưng sau đó Vingroup đã phủ nhận thông tin này.

SRC tiền thân là Nhà máy Cao su Sao Vàng thành lập từ năm 1960, chuyên sản xuất các loại săm lốp máy bay, ô tô, xe đặc chủng, xe máy, xe đạp… sau đó, mở rộng ra nhiều lĩnh vực khác như mua bán, bảo dưỡng ô tô, xăng dầu, trạm xăng, dịch vụ bốc xếp hàng hóa, bãi đỗ xe. Trụ sở, nhà máy của SRC được đặt tại khu “đất vàng” tại số 231 Nguyễn Trãi, nơi đang có tốc độ đô thị hóa rất cao với tuyến metro Cát Linh – Hà Đông chạy qua sắp hoàn thành vào giữa 2016, khu đô thị Royal City đã đi vào hoạt động…

Tại Hà Nội, Tập đoàn Hoành Sơn là một cái tên xa lạ với thị trường bất đống sản cả nước. Tuy nhiên, ở Miền Trung đây là một doanh nghiệp khá nổi, gắn liền với quá trình xây dựng Khu kinh tế Vũng Áng. Dự án mới nhất của Tập đoàn này là Dự án xây dựng Cảng tổng hợp quốc tế Hoành Sơn (bến cảng số 4 Cảng Vũng Áng với  tổng mức đầu tư 1.489 tỷ đồng được xây dựng trên diện tích 16,1 ha, gồm một cầu cảng có thể tiếp nhận tàu chở hàng có trọng tải 50.000DWT, cùng hệ thống kho bãi và khu dịch vụ hậu cảng với công suất khai thác dự kiến 2.300.000 tấn/năm. Công trình dự kiến hoàn thành vào tháng 6/2017.

Giai đoạn năm 2011 – 2015, Công ty cổ phần Tập đoàn Hoành Sơn đã khởi công dự án xây dựng hệ thống cấp nước cho Khu kinh tế Vũng Áng với tổng mức đầu tư hơn 5.000 tỷ đồng. Trong năm 2014 – 2015, Tập đoàn Hoành Sơn đã triển khai một số dự án lớn khác như: Dự án nhà máy sản xuất phân lân và NPK công suất 800.000 tấn sản phẩm/năm, Dự án Cảng biển quốc tế công suất xếp dỡ trên 3 triệu tấn/năm, Dự án xây dựng nạo vét khu neo đậu tránh trú bão tàu biển Cửa khẩu Hà Tĩnh, Dự án hồ chứa nước và thủy điện tại phía Tây thành phố Đà Nẵng, Dự án nhà máy sản xuất chế biến kaly tại CHDCND Lào công suất 2 triệu tấn/ năm.

hatin24h

Ông Phạm Hoành Sơn chủ tịch tập đoàn Hoành Sơn

Quá trình phát triển đa nghành nghề là sự quyết tâm của Công ty, lộ trình được vạch ra cho những bước phát triển bền vững, theo đó trong giai đoạn trước mắt, Hoành Sơn sẽ tập trung vào những lĩnh vực mà mình có ưu thế cạnh tranh như: giao thông vận tải, vật liệu xây dựng… cái khó nhất vẫn là huy động vốn.

Với phương châm lợi ích của khách hàng là trên hết, lợi ích của người lao động được quan tâm, lợi ích của cổ đông được chú trọng, đóng góp có hiệu quả vào sự phát triển của cộng đồng. Đây là một phần trong việc xây dựng thương hiệu cho công ty và cũng là sợi chỉ định hướng trong những bước tiến tiếp theo của Hoành Sơn Group.

Ông Phạm Hoành Sơn từng nói: “Nếu chẳng có cái nghèo thì đã không rẽ sang nghiệp kinh doanh. Những ngày tháng bố đi bộ đội biền biệt mình mẹ chèo chống nuôi cả bốn anh em, cái nghèo thấm sâu trong gia đình ông khi đó. Mẹ ông phải bỏ nghề giáo, xoay ra mua bán tem phiếu, rồi đến gánh hàng xáo mà ông Phạm Hoành Sơn có được chiếc máy xay xát khởi nghiệp kinh doanh.

Cũng từ đó mà ông Sơn có biệt hiệu là “Sơn xay xát”. Chăm chỉ làm việc rồi đi bỏ mối phân phối hàng cho các đại lý, ông dần tích lũy cho mình cả kinh nghiệm mà như anh bảo “đó là vốn kinh doanh của mình” và vốn liếng. Năm 2001, anh cùng mẹ thành lập công ty.

Với ông Phạm Hoành Sơn thì cái duyên với nghiệp đã giúp anh vượt lên. Đúng lúc công ty bê bối nhất thì Vietcombank Hà Tĩnh xuất hiện. Có cán bộ ngân hàng đã cùng vị giám đốc trẻ lăn lộn ra ngoài nhà máy phân lân Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ), lập đề án kinh doanh, rồi từ đó ông mới dần dần khấm khá lên. Công ty trở thành doanh nghiệp phân phối phân bón hàng đầu tại khu vực Bắc miền Trung với khách hàng ở khắp Nghệ An, Hà Tĩnh cho đến tận Thừa Thiên Huế, doanh thu đến cả ngàn tỷ đồng. Rồi cái duyên cũng đưa anh đến với Dương Tất Thắng khi đó là giám đốc xí nghiệp thạch cao thuộc MITRACO. Mở mối hàng thạch cao đến các nhà máy xi măng đã đưa lại cho Công ty của ông một hướng làm ăn mới.

Gần mười năm phát triển một doanh nghiệp, và hai mươi năm đi lên từ chiếc máy xay xát, ông chủ tịch tập đoàn này đã là một đại gia ở Hà Tĩnh. Bật mí về bí quyết thành công của mình, vị giám đốc tâm sự: ” chữ tín với khách hàng là bí quyết của ông, điều này, tôi đã học được từ chính mẹ mình”.

Phan Chính

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP