Ảnh Cười

‘Cụ’ rùa Hồ Gươm sống được 300 tuổi?

Trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, GS. TS. Mai Đình Yên, nhà khoa học về những loài động vật cho biết: “Rùa ở Hồ Gươm là tên gọi của một loài động vật. Loài rùa này rất quý hiếm. Hiện nay, theo quan điểm chung của các nhà khoa học, trên thế giới chỉ còn lại 4 cá thể, ở Việt Nam có 2 cá thể (một cá thể sống ở Hồ Gươm và một các thể sống đang sống ở hồ Đồng Mô (Sơn Tây, Hà Nội). Rùa Hồ Gươm còn được gọi là “Cụ rùa” là con rùa sống tại Hồ Gươm”.

Các nhà khoa học trên thế gới ghi nhận cho đến nay, bộ rùa có rất nhiều loài trong đó có một cá thể đã sống được 300 năm và đã được ghi nhận.

“Cụ” rùa Hồ Gươm từ xa xưa đã trở thành một biểu tượng hòa bình, niềm tự hào của người dân Thủ đô nói riêng và người dân Việt Nam nói chung, thế nhưng ít ai biết được “Cụ” rùa Hồ Gươm là rùa gì và thuộc loại nào?

'Cụ' rùa Hồ Gươm sống được 300 tuổi? - Ảnh 1

Cụ rùa ở Hồ Gươm một lần bơi lên mặt mồ

Theo nghiên cứu của GS. Lê Trần Bình và GS. Hà Đình Đức thì cá thể rùa đang sống ở Hồ Gươm khác với 3 cá thể còn lại, nên rùa Hồ Gươm chỉ có duy nhất ở Việt Nam còn các nước khác không có. Rùa Hồ Gươm có thể là một loài rùa mới với danh pháp khoa học là Rafetus vietnamensis (đồng nghĩa: Rafetus leloii, rùa Lê Lợi [4]), thuộc họ Ba ba (Trionychidae) trong bộ Rùa (Testudines), lớp Sauropsida (Mặt thằn lằn).

Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng đã có những tranh luận về sự phân loại này và theo một số chuyên gia quốc tế có uy tín, Rùa Hồ Gươm thuộc loài Rafetus swinhoei (rùa mai mềm Thượng Hải), và tại thời điểm năm 2010, chỉ còn 4 cá thể còn sống. Rùa Hồ Gươm có kích thước khá lớn, đầu tương đối nhỏ và rộng, mõm ngắn, tròn, vòi rất ngắn, lưng màu vàng lục có những đốm vàng, yếm bụng màu trắng nhạt. Mai rùa mềm chứ không cứng như loài rùa thông thường.

'Cụ' rùa Hồ Gươm sống được 300 tuổi? - Ảnh 2

Cụ rùa Hồ Gươm lúc còn khỏe

GS. TS. Mai Đình Yên chia sẻ: “Rùa ở Hồ Gươm thuộc bộ rùa. Bộ rùa ở Việt Nam có khoảng 40 loài, loài sống trên cạn thì có mai cứng, còn loài sống dưới nước thì có mai mềm (vì mai được phủ thêm một lớp da mềm), cho nên chúng ta thường gọi là “ba ba” hay còn gọi là rùa mai mềm. Loài rùa mai mềm cũng được gọi là con giải”.

Cũng Theo GS. TS. Mai Đình Yên cho hay: “Cho đến bây giờ vẫn chưa có nghiên cứu chi tiết nào nói về thức ăn của rùa ở Hồ Gươm. Chúng ta muốn biết được chi tiết thức ăn của rùa thì phải có thời gian theo dõi mới biết được. Thế nhưng qua lần chữa bệnh vào năm 2011, thì chúng ta có thể thấy thức ăn của rùa Hồ Gươm là cá cùng những động vật ở dưới nước như ốc, trai hến… và thực vật nữa”.

“Về tuổi thọ của Hồ Gươm sống được bao nhiêu năm thì vẫn đang là một dấu chấm hỏi vì vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào về vấn đề này. Nhưng hiện nay trên thế giới đang có một cá thể thuộc bộ rùa đang sống ở Nam Mỹ được các nhà khoa học ghi nhận cho đến nay đã sống được 300 năm. Cá thể rùa này hiện vẫn đang còn sống”, GS. TS Mai Đình Yên nói.

'Cụ' rùa Hồ Gươm sống được 300 tuổi? - Ảnh 3

“Cụ rùa Hồ Gươm”

Đề cập đến tuổi thọ của rùa, GS. TS. Mai Đình Yên cho rằng: “”Cụ” rùa ở Hồ Gươm rất khó có thể đoán được tuổi. Nhiều nhà khoa học đều dự đoán cụ rùa có tuổi thọ dưới 300 năm. Giả thiết cho rằng rùa ở Hồ Gươm đã sống được 600 năm theo tôi là không có cơ sở”.

Nói về trọng lượng của rùa, GS. TS. Mai Đình Yên cho biết thêm: “Rùa là một loài động vật sinh trưởng trọng lượng không có giới hạn, càng sống lâu thì kích thước và trọng lượng cơ thể càng tăng”.

Cuối những năm 2010 đầu năm 2011, người dân cũng như cơ quan chức năng TP Hà Nội đã rất lo lắng khi trên mình “cụ” rùa xuất hiện những vết thương. Sau đó, các nhà khoa học và dân chúng nhiều lần lên tiếng cần đưa rùa hồ Gươm lên cạn để chữa vết thương.

Vào khoảng tháng 2/2011, “cụ rùa” chính thức được vớt lên bằng lưới với sự chứng kiến của đông đảo người dân. Sau một thời gian chữa lành bệnh, “Cụ rùa Hồ Gươm” đã được thả lại.

Thông tin từ lãnh đạo TP Hà Nội cho biết, “Cụ rùa Hồ Gươm” chết vào khoảng 16h chiều ngày 19/1 theo quy luật sinh-lão-bệnh-tử.

Thế Anh

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP