Các Sở - Ban - Ngành

Cảm xúc của những cán bộ trẻ trước ngưỡng cửa 70 năm thành lập Ngành

Chặng đường 70 năm xây dựng và trưởng thành của Hải quan Việt Nam luôn ghi nhận những hy sinh, đóng góp của các thế hệ CBCC, trong đó không thể không nhắc đến vai trò xung kích của đội ngũ công chức trẻ. Báo Hải quan xin giới thiệu một số gương mặt trẻ có thành tích xuất sắc trong nhiều lĩnh vực công tác của Ngành.

Bí thư Chi đoàn với sáng kiến trong triển khai VNACCS

Với cương vị Bí thư Chi đoàn Văn phòng- Đoàn cơ sở Cục Hải quan Hà Tĩnh, Trần Thanh Tuấn (sinh năm 1984) công tác tại Phòng Nghiệp vụ còn được nhắc tới là một cán bộ đầy tinh thần trách nhiệm trong công việc, đặc biệt là công tác triển khai Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS tại Cục Hải quan Hà Tĩnh.

Là thành viên Ban triển khai Dự án VNACCS/VCIS, thành viên Nhóm chuyên gia về Hệ thống VNACCS/VCIS, thành viên Nhóm hỗ trợ người sử dụng Hệ thống VNACCS/VCIS của Cục Hải quan Hà Tĩnh, anh luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công việc, chủ động tiếp cận Hệ thống thông qua các tài liệu, các đợt tập huấn.

Sau khi được Tổng cục Hải quan tập huấn, anh đã tham mưu cho Ban triển khai Dự án VNACCS/VCIS lên kế hoạch và triển khai đào tạo, tập huấn lại cho toàn thể cán bộ, công chức trong Cục Hải quan Hà Tĩnh. Đồng thời, tổ chức giới thiệu, tập huấn cho các DN trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh về Hệ thống VNACCS/VCIS.

Đặc biệt, anh đã đề xuất sáng kiến “Đẩy mạnh công tác tham gia thực hiện thủ tục hải quan điện tử trên Hệ thống VNACCS/VCIS đối với các DN tham gia hoạt động XNK tại Cục Hải quan Hà Tĩnh”. Với sáng kiến này, chỉ trong 4 tháng đầu triển khai Hệ thống VNACCS/VCIS tại Hải quan Hà Tĩnh đã thu hút hơn 210 DN làm thủ tục hải quan qua Hệ thống, chiếm hơn 90% tổng số DN làm thủ tục hải quan, 95% tờ khai và 95% kim ngạch XNK.

Không chỉ có thế, anh đã tham mưu cho lãnh đạo Phòng lên kế hoạch chạy thử và chạy chính thức Hệ thống tại Cục, đưa ra đề xuất, kiến nghị các giải pháp để việc triển khai chính thức Hệ thống được thành công.

Theo đánh giá của Lãnh đạo Cục Hải quan Hà Tĩnh, với tinh thần chủ động, tích cực tham gia thực hành trên Hệ thống VNACCS/VCIS, từ đó tìm hiểu các chức năng, các vướng mắc để rút kinh nghiệm và hướng dẫn lại cho các cán bộ, công chức khác. Trần Thanh Tuấn luôn nhiệt tình, tận tụy giải đáp và xử lý các vướng mắc phát sinh trong quá trình chạy thử và triển khai chính thức Hệ thống VNACCS, giúp Cục hoàn thành tốt nhiệm vụ lớn của toàn Ngành.

Chia sẻ về công việc của bản thân, anh cho biết, bên cạnh việc thực hiện đúng trách nhiệm được giao, trong công việc cần phải có sự nhiệt tình, say mê và sáng tạo. Có thể thấy, chính điều này đã giúp anh hoàn thành tốt vai trò công tác của mình.

Trong năm 2015, anh sẽ tiếp tục dàng nhiều thời gian nghiên cứu, bổ sung thêm kiến thức để nâng cao hiệu quả trong công việc. Vì theo Tuấn, là CBCC trẻ, kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều, trong khi đó kiến thức về nghiệp vụ hải quan lại rất rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực, đòi hỏi bản thân phải có khả năng tư duy bao quát, nắm vững vấn đề để giải quyết nhanh gọn công việc đáp ứng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính.

 Hoàng Thị Hồng Nhung trong một lần
tham gia đào tạo nghiệp vụ
hải quan ở Thái Lan

Nữ công chức trẻ và niềm đam mê chỉ sốNăm 2014, lần đầu tiên Tổng cục Hải quan công bố thời gian giải phóng hàng với những thông tin làm “giật mình” không ít cơ quan quản lý và cộng đồng DN. Để ra được những con số “biết nói” như vậy có sự đóng góp không nhỏ của tập thể cán bộ công chức Ban Cải cách hiện đại hóa hải quan và cá nhân  nữ công chức trẻ Hoàng Thị Hồng Nhung.

Nhung chia sẻ: Thời gian gần đây, dư luận xã hội và cộng đồng DN hết sức quan tâm đến vấn đề thời gian thông quan hàng hóa XNK. Kể từ khi được tuyển dụng vào ngành Hải quan (năm 2007) Nhung biết nội dung này rất được lãnh đạo Tổng cục Hải quan quan tâm và giao cho Ban Cải cách hiện đại hóa hải quan chủ trì thực hiện. Việc đo thời gian giải phóng hàng được thực hiện theo các quy chuẩn, phương pháp của Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) và kế hoạch của Chính phủ Việt Nam. Điều này làm cho Nhung và các đồng nghiệp trực tiếp thực hiện thấy được sức nặng và tầm quan trọng của đo thời gian giải phóng hàng. Đây sẽ là thước đo quan trọng giúp Chính phủ, các bộ, ngành thấy được thực trạng và những điểm nghẽn trong việc quá trình giải quyết thủ tục, thông quan hàng hóa cho DN và có bước đi thích hợp để cải thiện vấn đề, tạo thuận lợi cho cộng đồng DN, nâng cao sức cạnh tranh quốc gia. Với cá nhân Nhung, việc tham gia đo thời gian giải phóng hàng còn giúp bản thân hiểu sâu sắc hơn hoạt động của cơ quan Hải quan vì trước đây, đặc biệt khi mới vào Ngành, dù là một sinh viên của Học viện Tài chính nhưng lại theo học chuyên ngành Kế toán DN nên thông tin về hoạt động hải quan đối với Nhung vẫn còn nhiều hạn chế.

Việc thực hiện đo thời gian giải phóng hàng là công việc theo tiến trình hiện đại hóa của Hải quan thế giới và là một công việc rất mới đối với Hải quan Việt Nam nên bản thân Nhung và đồng nghiệp cũng gặp không ít khó khăn, vướng mắc. Để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, cả Tổ chuyên môn tham gia thực hiện phải nghiên cứu rất nhiều tài liệu trong và ngoài nước để có thể xác định phương pháp thu thập thông tin, cách thức tổng hợp thông tin và tính toán kết quả phù hợp nhất với điều kiện thực tế của Việt Nam. Sự thống nhất chỉ đạo của lãnh đạo Tổng cục Hải quan và nỗ lực chung của đội ngũ CBCC như nữ công chức trẻ Hoàng Thị Hồng Nhung giúp kết quả cuộc đo được Chính phủ công nhận.

Hoàng Thị Hồng Nhung “bật mí” chị là người con của vùng đất mỏ Quảng Ninh. Sau khi tốt nghiệp đại học vào tháng 6-2007, một người bạn đã thông báo ngành Hải quan tuyển dụng công chức, Nhung nộp hồ sơ thi và trúng tuyển vào Ngành.

Từ năm 2005 đến 2013:
Nguyễn Đức Tú đã 8 năm đạt
Lao động tiên tiến;
8 năm đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở;
đặc biệt, năm 2010, Tú được Bộ trưởng
Bộ Tài chính tặng thưởng danh hiệu
Chiến sỹ thi đua ngành Tài chính;
năm 2011 được tặng thưởng
Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Chàng kĩ sư IT trẻ và 10 năm gắn bó cùng hải quan điện tửNgoại hình cao ráo, khuôn mặt sáng sủa, nhanh nhẹn là những cảm nhận đầu tiên của chúng tôi về chàng kĩ sư CNTT Nguyễn Đức Tú – Trung tâm Dữ liệu và CNTT (Cục Hải quan Hải Phòng). Gặp gỡ Tú trong những ngày cuối năm tất tả nhưng không kém phần hào hứng, sôi nổi khi đang cùng toàn đơn vị chuẩn bị công tác kỉ niệm 20 năm thành lập Trung tâm Dữ liệu và CNTT. Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành kĩ sư CNTT (ĐH dân lập Hải Phòng) năm 2005, Tú đã tìm hiểu và biết Cục Hải quan Hải Phòng là một trong hai đơn vị được lựa chọn triển khai thí điểm thủ tục hải quan điện tử đầu tiên (cùng với Cục Hải quan TP.HCM). Nắm bắt được cơ hội, Tú mạnh dạn thi tuyển công chức Hải quan với mong muốn được khẳng định và cống hiến hết khả năng của mình. Năng lực và may mắn giúp Tú được đứng trong hàng ngũ những CBCC của Trung tâm Dữ liệu và CNTT Hải quan Hải Phòng.

Nguyễn Đức Tú tâm sự: Khi mới ra trường, tôi mong ước tìm được một công việc ổn định mà có thể áp dụng những kiến thức mình đã học vào thực tế. Khi được công tác trong môi trường hải quan, Tú thực sự bất ngờ về mức độ ứng dụng CNTT trong Ngành. Ngay lúc đó, Tú thấy được đây là môi trường rất tốt để phát huy những kiến thức về CNTT đã được học.

Đến nay, chẵn 10 năm ngành Hải quan thực hiện thủ tục hải quan điện tử (hiện đã được nâng cấp lên một tầm cao mới với Hệ thống VNACCS/VCIS) cũng là ngần ấy năm Tú gắn mình với công tác hiện đại hóa quan trọng này và cảm thấy hài lòng với quyết định trước đây.

Suốt 10 năm qua, đã có rất nhiều kỷ niệm đáng nhớ với cá nhân chàng kĩ sư IT Nguyễn Đức Tú. Nhưng sâu sắc nhất chính là những “đêm trắng” để nâng cấp hệ thống hoặc xử lí sự cố. Đặc biệt, giai đoạn cao điểm triển khai chính thức Hệ thống VNACCS/VCIS năm (từ tháng 1-4-2014) cũng là thời điểm Tú đang chuẩn bị để lập gia đình. Việc nào cũng lớn, cũng vô cùng quan trọng, trong khi áp lực thời gian, công việc hết sức ngặt nghèo. Tú tâm sự: May mắn là vợ sắp cưới, gia đình hai bên đều chia sẻ và ủng hộ để bản thân toàn tâm, toàn sức cùng đồng nghiệp thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Khi Hệ thống VNACCS/VCIS đi vào vận hành ổn định cũng là lúc Tú nên vợ nên chồng với người bạn tri kỉ bằng một đám cưới ấm áp vào tháng 9-2014. Quả là một năm “song hỷ lâm môn” với chàng kĩ sư CNTT của Hải quan đất Cảng!

Từ năm 2005 đến 2013: Nguyễn Đức Tú đã 8 năm đạt Lao động tiên tiến; 8 năm đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở; đặc biệt, năm 2010, Tú được Bộ trưởng Bộ Tài chính tặng thưởng danh hiệu Chiến sỹ thi đua ngành Tài chính; năm 2011 được tặng thưởng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Vương Tuấn Nam thuyết minh đề tài khoa học
“ Quản lí chính sách mặt hàng trên địa bàn
tỉnh BR-VT” với lãnh đạo Cục Hải quan BR-VT.

Giữ mãi ngọn lửa khát khao cống hiếnGiữ được lời hứa với chính mình khi vào Ngành là sẽ luôn giữ mãi ngọn lửa đam mê và cống hiến hết mình để hoàn thành tốt nhất mọi nhiệm vụ được giao, và anh đã làm được điều đó. Anh là Vương Tuấn Nam, Phó trưởng Trung tâm Dữ liệu và Công nghệ thông tin (TTDL&CNTT) Cục Hải quan Bà Rịa – Vũng Tàu (BR-VT).

Với sự đam mê và chịu khó học hỏi, chỉ trong hơn 2 năm từ năm 2002 đến 2004, Vương Tuấn Nam đã nhanh chóng làm chủ được kỹ thuật và có thể xử lý được hầu hết các vấn đề cơ bản liên quan đến cài đặt hệ điều hành, vận hành phần mềm và quản lý hệ thống mạng. Cũng trong thời gian này, anh cho ra đời phần mềm Văn thư điện tử trên nền web sau nhiều ngày đêm mày mò tự học lập trình. Đây là phần mềm đầu tiên mà Cục Hải quan BR-VT tự xây dựng được và đưa vào ứng dụng hiệu quả trong nhiều năm sau đó.

Với kiến thức về CNTT tích luỹ được trong quá trình công tác và được Tổng cục Hải quan đào tạo bồi dưỡng, từ năm 2007 đến nay, anh đã có nhiều sáng kiến được áp dụng và mang lại hiệu quả trong thực tiễn, trong đó phải kể đến hai công trình khoa học “Ứng dụng CNTT vào công tác áp mã đối với hàng hoá NK phục vụ hoạt động dầu khí” (Đây là công trình có ý nghĩa lớn trong việc thống nhất áp mã hàng dầu khí vốn rất đặc thù trong hoạt động khai báo hải quan) và “Quản lý chính sách mặt hàng trên địa bàn tỉnh BR-VT”. Ngoài ra, anh cũng nghiên cứu viết ra các phần mềm nghiệp vụ như tra cứu chính sách mặt hàng, quản lý địa điểm kiểm tra; hỗ trợ quản lý thanh khoản hợp đồng gia công; quản lý hàng tạm nhập – tái xuất; quản lý danh mục miễn thuế; tra cứu thông tin hàng hoá trong danh mục rủi ro… Không chỉ sáng tạo trong lĩnh vực phần mềm, anh còn là tác giả của rất nhiều các sáng kiến nghiệp vụ như Phiếu theo dõi quá trình xử lý hồ sơ thanh khoản hợp đồng Gia công, Phiếu theo dõi hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế hàng sản xuất XK, Bộ biểu mẫu biểu diễn dữ liệu thanh khoản,…

Theo nhận định của Phó cục trưởng Cục Hải quan BR-VT Trần Tất Bình: “Vương Tuấn Nam là một cán bộ trẻ đầy nhiệt huyết và khát khao cống hiến. Trong điều kiện khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn nhân lực, tư tưởng ngại khó khi thực hiện thủ tục HQĐT, đồng chí Nam đã chủ động đề xuất phương án tháo gỡ từng khó khăn, vướng mắc để đảm bảo tiến độ kế hoạch cải cách hiện đại hóa đã đề ra”.

Trong suốt 12 năm công tác ở Cục Hải quan BR-VT, dù ở cương vị nào, Vương Tuấn Nam vẫn luôn là một tấm gương sáng về tinh thần lao động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm và có trách nhiệm cao với công việc với những thành tích xuất sắc được tập thể Cục Hải quan BR-VT ghi nhận. Anh được tặng thưởng nhiều Bằng khen, Giấy khen cho những đóng góp và thành tích xuất sắc của mình. Năm 2014, anh đã đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua toàn quốc.

Vương Tuấn Nam thuyết minh đề tài khoa học “Quản lí chính sách mặt hàng trên địa bàn tỉnh BR-VT” với lãnh đạo Cục Hải quan BR-VT.

Thu Trang- Thái Bình- Nguyễn Huế

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP