Văn hoá Dân gian

Ca Trù đang bị thất truyền?

Ca trù- loại hình nghệ thuật hát xướng ca quý báu của dân tộc đang đứng trước những thách thức và vận hội mới trên con đường khẳng định chân giá trị của mình. Trải qua những biến thiên, thăng trầm lịch sự, đến nay ca trù vẫn tồn tại, bám rễ sâu trong tâm thức những ai yêu mên nền âm nhạc cổ truyền. Tuy nhiên sự sống còn của nó còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố.

Để tìm hiểu rõ hơn về điều này, PV của Vnmedia đã có cuộc trò truyện với nhà nghiên cúu âm nhạc dân tộc Bùi Trọng Hiền – Viện Văn hoá thông tin.- Thưa ông, được biết ngày 15/3/2009, hồ sơ Ca trù chính thức được đệ trình lên UNESCO, vậy thực tế ca trù Việt Nam đang sống ra sao trong giai đoạn hiên nay?Ca trù đã được các nghệ nhân phục dựng từ hơn chục năm trước, tuy nhiên chỉ vài năm trở lại đây nó mới thực sự được quan tâm nhiều. Về mặt bằng chung, có thể thấy rõ, hiện nay có khá nhiều các câu lạc bộ ca trù đang hoạt động, đặc biệt là ở Hà Nội như câu lạc bộ ca trù Thăng Long, Thái Hà, Bích Câu, Tràng An. Trong đó các câu lạc bộ Thái Hà, Tràng An hoạt động bó hẹp trong không gian gia đình. Chỉ có Câu lạc bộ Thăng Long và Bích Câu là sinh hoạt mở, bất kỳ ai thực sự yêu mến ca trù đều có thể đến đây học tập nghiên cứu. Tuy nhiên họ đang phải đối mặt với vô vàn khó khó khăn, nhất về vấn đề kinh tế. Phải nói rằng họ là những những người thực sự yêu nghề, sống chết với nghề mới có thể duy trì, phát triển hoạt động của mình. – Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ yêu mến, theo học ca trù. Liệu có thể coi đây là tín hiệu mừng, là tầng lớp kế cận kế thừa và phát triển Ca trù?Tất nhiên với vai trò là một nhà nghiên cứu như chúng tôi, tôi rất hi vọng điều đó. Bất kỳ một loại hình nghệ thuật nào cũng phải có những thế hệ kế cận để tiếp nối. Có vậy mới duy trì, truyền lại được cho con cháu mai sau. Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào yếu tố chủ quan và khách quan. Đó là sự say mê nghề nghiệp, đó là năng khiếu của người học, đó là cơ hội phát triển, là sự đầu tư của Nhà Nước, của các nghành chức năng, các cơ quan đoàn thể, các doanh nghiệp và sự mến mộ của khán giả. – Barley Norton – một nhà ngiên cứu ca trù đến từ Anh đã phát biểu trên truyền hình rằng: “Sau này, thanh niên Việt Nam muốn khôi phục ca trù phải sang Anh để học”, theo ông thì sao?Thực ra đây chỉ là một lời cảnh báo cho chúng ta mà thôi. Barley Norton muốn cảnh báo rằng ca trù đang bị thất truyền, bị mai một rằng thanh niên Việt chỉ biết chạy theo văn hoá Hàn, Mỹ mà không mấy quan tâm đến văn hoá cổ truyền dân tộc. Tôi rất lấy làm mừng vì ca trù đã thu hút được sự quan tâm mến mộ của cả những nhà ngiên cứu nước ngoài. Tất nhiên là Ca trù Việt Nam sẽ được truyền dạy, phát triển ở Việt Nam chứ không đến mức thê thảm là ca trù của Việt Nam mà lại phải sang Anh để học. Như chúng ta đã thấy, hiện nay có rất nhiều bạn trẻ đã tìm đến với ca trù, cho dù là để nghiên cứu, hay để theo nghiệp hát đi chăng nữa thì đó cũng đã khẳng định sức hút của loại hình nghệ thuật này. Tại sao lại có những bạn sinh viên theo học chuyên ngành hát ca trù ở Nhạc Viện, tại sao có những em nhỏ ngày vẫn đi học Dance sport, tối về gõ phách hát ca trù. Đó là những tia sáng hi vọng của ca trù Việt Nam.

Ảnh minh họa

Ca trù cần được đầu tư thực tế

– Dưới góc nhìn của một nhà nghiên cứu, theo đánh giá của ông, chúng ta cần làm như thế nào để có thể duy trì và phát triển loại hình nghệ thuật độc đáo này?Muốn phát triển nó phải cần sự vào cuộc đồng bộ từ nhiều phía. Từ những nghệ nhân, những đào nương, kép đàn đến các tổ chức, cơ quan có trách nhiệm. Hiện nay chúng ta đang có những phong trào, các câu lạc bộ, có những con người đam mê và yêu thích ca trù nhưng chúng ta cần một điều quan trọng nhất đó là sự đầu tư đúng mức cho họ. Đầu tư một cách thực sự chứ không phải cái kiểu đánh trống bỏ rùi. Bởi xét cho cùng ai cũng cần phải sống bằng nghề. Họ có sống được bằng hát ca trù thì ca trù mới tồn tại lâu bền. Ở nước ngoài có rất nhiều doanh nghiệp bỏ tiền để bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hoá cổ trong đó có âm nhạc như Thuỵ Điển hay ở Nhật, các loại hình nghệ thuật cổ truyền đều được nhà nước bảo trợ. Các nghệ nhân được nhà nước nuôi sống và sản phẩm cũng như thành quả cống hiến của họ được bán với gía thành rất cao. Vì thế mà các loại hình nghệ thuật tại các nước đó tồn tại, phát triển rất mạnh. Ở Việt Nam thì, bên cạnh sự quan tâm của Nhà nước, các câu lạc bộ được tài trợ vài triệu từ các tổ chức nước ngoài. Tuy vậy, muốn duy trì cổ nhạc nói chung và ca trù nói riêng cần phải có sự đầu tư một cách thực chất. Có vậy mới tạo nên sự phát triển lâu bền cho ca trù.- Vâng, Xin cảm ơn ông!



Thu Dung – Trần Ngần

.search_div{background:url(http://www.vatgia.com/banners/uec1193370008.jpg) repeat-x; background-color:#FFFFFF; border:1px #b5beef solid; width:450px; max-width:448px; height:100px; max-height:98px; overflow:hidden;}.search_form{margin:0px; padding:0px;}.search_form_button{background:#6d86d5; border:2px #8ba2e7 solid; padding:1px 2px 1px 2px; font-weight:bold; color:#FFFFFF;}.search_form_control{ }.search_guide{ color:333333; padding-bottom:3px;}.search_hot_keyword, .search_hot_keyword:link, .search_hot_keyword:hover, .search_hot_keyword:visited, .search_in, .search_in:link, .search_in:hover, .search_in:visited, .search_hot_keyword_link, .search_hot_keyword_link:link, .search_hot_keyword_link:hover, .search_hot_keyword_link:visited{ font-weight:normal; color:#066aff; text-decoration:none;}.search_hot_keyword{padding-top:1px; padding-bottom:2px;}.search_in, .search_in_selected{padding:2px 5px 2px 5px;}.search_in_selected, search_in_selected:link, .search_in_selected:hover, .search_in_selected:visited{ font-weight:normal; background-color:#FF6600; color:#FFFFFF; text-decoration:none;}.search_logo{padding:4px 10px 0px 10px; text-align:center; vertical-align:top; width:90px}.search_slogan{color:#FF0000; text-align:left;}.search_table{ width:100%; height:100%;}.search_title{ font-weight:bold; color:#333333; text-align:left; padding-bottom:5px;}.search_type_select{ color:333333; padding-bottom:3px}

vnm

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP