Tin Hà Tĩnh

Bữa cơm ruồi nhặng bâu kín ở Hà Tĩnh: Chủ tịch xã thừa nhận bãi rác gây ô nhiễm

Bức xúc vì ruồi nhặng bâu kín mâm cơm, người dân sống gần bãi rác Phượng Hoàng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) đã ra chặn xe rác. Chủ tịch xã thừa nhận bãi rác gây ô nhiễm

XEM CLIP:


Sáng nay, rất nhiều người dân thôn Thạch Thành (xã Tùng Ảnh) và Đông Xá (xã Đức Hòa) đã trực tại khu vực ra vào bãi rác Phượng Hoàng để chặn xe đến tập kết rác.

Đến 11h trưa nay có 5 chiếc xe tải chở rác vào nhưng bị bà con ngăn chặn, buộc phải quay đầu.

Anh Lê Hoài Nam (trú xã Tùng Ảnh) cho biết: "Mỗi ngày chúng tôi dùng thuốc xịt cũng gom được tầm 1kg ruồi. Giờ phải di dời bãi rác chứ không thể tiếp tục sống như thế này".

Còn bà Lê Thị Huệ (70 tuổi, trú xã Đức Hòa) phản ánh: "Tôi kêu lên chính quyền mấy năm rồi mà không được. Họ bảo làm lò đốt nhưng thực chất chỉ chôn lập tại chỗ. Tôi đề nghị di dời bãi rác đi nơi khác...".

Người dân tập trung chặn xe chở rác vào bãi rác Phượng Hoàng sáng nay.

Tình trạng ô nhiễm trầm trọng đã khiến người dân bức xúc.

Bà Lê Thị Huệ (70 tuổi, trú xã Đức Hòa) cho biết, bãi rác cạnh nhà bà gây ô nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt là nguồn nước.

Cũng theo phản ánh của bà con 2 xã, khi xây lò đốt cạnh bãi rác chính quyền đã không cho dân biết.

Chủ tịch xã thừa nhận bãi rác gây ô nhiễm

Ông Lê Tiến Thắng, Chủ tịch UBND xã Đức Hòa thừa nhận bãi rác nằm đầu nguồn nước gây ô nhiễm, làm ảnh hưởng trực tiếp đến khoảng 100 hộ dân tại thôn Đông Xá.

Ông Lê Xuân Thọ, Trưởng phòng TN&MT huyện cho biết, trước sự việc dân chốt chặn xe rác, giải pháp tạm thời lùi xe về tập kết ở điểm các xã.

"Bãi rác gây ô nhiễm nhưng giờ đã xây dựng lò đốt công nghệ cao bên cạnh bãi rác cũ với kinh phí 6 tỷ đồng, sẽ đỡ hơn", ông Thọ nói.

Liên quan đến bãi rác và lò đốt sát nhà dân, ông Thọ cho rằng khi xây dựng lò đốt chỉ mới tham vấn chứ chưa tổ chức họp dân. Hiện vẫn chưa có đánh giá tác động môi trường.

Lực lượng chức năng mới chỉ đối phó bằng cách đào đất lấp lại chứ chưa có giải pháp gì hữu hiệu.

Theo quy định lò đốt công nghệ cao phải đảm bảo khoảng cách 500m từ lò đốt đến nhà dân, thế nhưng hiện chỉ cách nhà dân khoảng 300m là chưa đảm bảo.

“Hiện không còn cách nào khác vì bãi rác hình thành lâu và chưa thể di dời", ông Thọ nhìn nhận.

Tác giả: Thiện Lương

Nguồn tin: Báo VietNamNet

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP