Kinh tế

Biết 'chết sớm' vì càng sản xuất, càng nhanh phá sản

Theo thông tin PV Tiền Phong có được, năm 2014, khi đánh giá, khảo sát lại dự án Nhà máy Bột giấy Phương Nam, các cơ quan chức năng và Bộ Công Thương nhận thấy quá nhiều vấn đề phát lộ trong việc đầu tư thực hiện dự án.

Ảnh minh họa: Internet

Theo một báo cáo đánh giá của Bộ Công Thương hồi năm 2014, nhà máy được đầu tư thiết bị mới, có nguồn gốc xuất xứ nhưng lại được cải tiến từ dây chuyền sử dụng nguyên liệu từ gỗ. Ðiểm “chết người” ở chỗ đây là dây chuyền lần đầu tiên được lắp đặt để sản xuất tại Việt Nam. Thế giới cũng chưa có dây chuyền tương tự nào hoạt động. Các cuộc làm việc sau đó cũng cho thấy, bản thân chuyên gia của nhà thầu cũng không cam kết việc dây chuyền có thể cho ra sản phẩm cuối cùng một cách hoàn hảo.

Ðiểm chết thứ hai của dự án là việc dùng động cơ có công suất lớn, sấy nguyên liệu bằng ga chất lượng cao nên nhiều dây chuyền (nghiền và sấy bột) tiêu hao năng lượng rất lớn. Khi giá thành ga, chi phí đầu tư, nguyên liệu tăng thì việc sản xuất càng không hiệu quả. Ngoài ra, các máy móc của dự án đều không có thiết bị dự phòng và thay thế.

Kết quả tính toán của tư vấn độc lập cho thấy một viễn cảnh rất xấu. Thậm chí, trong trường hợp dự án được đưa vào hoạt động một cách thuận lợi nhất, mỗi tấn sản phẩm sản xuất ra vẫn sẽ chịu lỗ tới 4,6 triệu đồng.

Tác giả: THỤC QUYÊN

Nguồn tin: Báo Tiền phong

  Từ khóa: phá sản

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP