TIN LIÊN QUAN

  >> Cu đơ Thư Viện: Giữ trọn niềm tin với thương hiệu

  >> Kẹo Cu đơ là niềm tự hào của gia đình ông bà Thư Viện

Từ khi bắt đầu có ý tưởng nấu kẹo Cu đơ để bán, gia đình ông bà Thư Viện đã trải qua rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, thương hiệu kẹo Cu đơ Thư Viện vẫn luôn được duy trì và phát triển.

hatinh (2)

Cô Đặng Thị Thanh, người đang điều hành và quản lý xưởng sản xuất thương hiệu kẹo này chia sẻ, cái“tâm” của người làm và “niềm đam mê thực sự” chính là bí quyết thành công trong việc sản xuất và kinh doanh kẹo của gia đình.

Khi được hỏi về bí quyết thành công, cô Đặng Thị Thanh và cô Đặng Thị Hương đều khẳng định, đó là do mình làm bằng cái “tâm” và “niềm đam mê thực sự” với nghề.

Các xưởng sản xuất, cũng từng ấy nguyên liệu, nhưng để nấu được một nồi kẹo ngon phải đặt tất cả tâm hồn, tâm huyết, sự tập trung cao nhất với niềm đam mê của mìnhvào mỗi khâu, mỗi giai đoạn để nấu thành chiếc kẹo “ngọt ngào” đúng vị của nó.

Từ khâu chọn nguyên liệu đã phải rất cẩn thận.Trước hết, nguyên liệu được lựa chọn phải sạch.“Việc lựa chọn nguyên liệu phải thực sự xuất phát từ cái “tâm” của người sản xuất”, cô Thanh khẳng định. Trong lúc mà nguyên liệu bẩn tràn lan, nếu vì để đưa lại lợi nhuận cao mà người sản xuất và kinh doanh bất chấp lấy nguyên liệu giá rẻ, không đảm bảo chất lượng về để bán cho khách hàng thì chắc chắn sẽ không lâu dài. Phải có “tâm” để lựa chọn nguồn nguyên liệu sạch, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm để sản xuất thì mới có thể cho ra những sản phẩm thực sự sạch và ngon, mới đưa lại niềm tin và giữ được chân khách hàng.“Và khi khách hàng được dùng sản phẩm sạch, đảm bảo chất lượng thìcái “tâm” của mình cũng mới có thể cảm thấy được bình an”, cô Thanh tâm sự.

Các cô kể, từ hồi mới bắt đầu nấu kẹo gia đình cô đã rất cẩn thận lựa chọn loại mật mía ngon, trong và đạt chất lượng tốt nhất. Giai đoạn đầu, các thành viên trong gia đình đã đi khắp các địa phương có nấu mật mía ở Hà Tĩnh. Riêng ở Thạch Hà có hai xã nấu là Thạch Kênh và Thạch Liên. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm, mật mía xã Thạch Liên khi kéo ra cho mật thơm ngon, trong hơn, không bị đen so với mật mía Thạch Kênh. Ngoài ra, các cô cũng đi các vùng Hương Sơn, Hương Khê…để lựa chọn được loại mật đảm bảo chất lượng. Hiện nay, do mật mía ở Hà Tĩnh không đáp ứng đủ nhu cầu nên gia đình cô đã lựa chọn thêm mật ngon từ Nghệ Anvề để nấu.

Bí quyết thành công của kẹo Cu đơ Thư Viện chính là… niềm đam mê

“Hiện nay, một nồi kẹo Cu đơ Thư Viện được nấu ra và bán trong vòng 24h. Nếu như khuôn mẫu chiếc kẹo và sử dụng nguyên liệu sạch như kẹo Cu đơ Thư Viện thì giá không thể thấp hơn được”, cô Thanh chia sẻ.

Bên cạnh mật là lạc. Lạc phải tìm hiểu và chọn lựa loại 1, hạt chắc, không có hạt bị hỏng và bị thối. Riêng bánh tráng hiện nay không còn phải quạt bằng tay như trước mà đã có cái kẹp để nướng cho phẳng, vì vậy cơ sở nào cũng có thể làm chín đều và đẹp. Trong quá trình nấu, việc pha chế cũng cần tìm tòi, nghiên cứu, thử nghiệm và có những “bí quyết” riêng để cho ra công thức nấu kẹo ngon nhất của gia đình. Khi nấu, phải khuấy đều và liên tục, khi kẹo vừa đủ chín mới đưa ra để đổ vào bánh. Phải khéo và có kinh nghiệm để nồi kẹo không non quá, cũng không để lâu quá sẽ bị đen…và hơn hết, phải “nấu” thật sự bằng đam mê, cẩn trọng và tập trung hết tâm huyết vào đó mới cho được nồi kẹo ngon.

Cô Thanh lấy một ví dụ đời thường cho tôi nghe: “cháu để ý mà xem, nấu một bữa cơm gia đình, cũng từng ấy nguyên liệu nhưng nếu mình nấu thực sự bằng tình yêu thương, tâm huyết cho gia đình thì món ăn tự nhiên sẽ rất ngon một cách lạ kỳ. Và tương tự, nếu làm bằng hết cái “tâm” của mình vào mỗi chiếc kẹo thì chắc chắn sản phẩm sẽ được người dân và khách hàng yêu thương, tin dùng”.

Cô chia sẻ, khách yêu cầu vào thời điểm nào thì phải nấu lúc đó, thậm cả những lúc đêm khuya. Kẹo thường không dám nấu sẵn vì sợ không bán được để lâu sẽ bị nguội và cứng…

Theo cô Thanh, những lúc vất vả như vậy, giá trị không nằm ở công sức cũng như tiền lời lãi của nồi kẹo, mà giá trị nằm ở sự tôn trọng khách hàng và sự phục vụ chu đáo bất kể giờ giấc như thế nào. Qua đó, sản phẩm sẽ gây được uy tín, niềm tin và gắn bó lâu dài với khách. Và sự uy tín được xây dựng ngay từ khi bắt đầu, duy trì qua bao nhiêu năm tháng để có được thương hiệu ngày hôm nay. Hơn 30 năm qua kẹo Cu đơ Thư Viện vẫn được người dân Hà Tĩnh và thập khách phương xa lựa chọn, đó vừa là hạnh phúc, vừa là động lực để gia đình cô duy trì và ngày càng phát triển.

Bí quyết thành công của kẹo Cu đơ Thư Viện chính là… niềm đam mê

Bánh tráng để đổ kẹo Cu đơ Thư Viện

“Hiện nay, một nồi kẹo Cu đơ Thư Viện được nấu ra và bán trong vòng một ngày. Nếu như sử dụng khuôn mẫu và nguyên liệu sạch như kẹo Cu đơ Thư Viện thì giá không thể thấp hơn được. Và sản phẩm nào bán ra nếu bị lỗi sẽ được gia đình cô đổi lại, hoặc bồi thường cho khách hàng. Những lời góp ý, phản ánh của khách hàng luôn được Cu đơ Thư Viện ghi nhận và trân trọng”, cô Thanh chia sẻ.

Cô Thanh cũng cho biết thêm, kẹo Cu đơ Thư Viện luôn giữ nguyên giá, không chia tiền cho người dẫn khách và đồng thời cũng không có khuyến mãi. Vì nếu như vậy, giá cả sẽ lại phải tính vào sản phẩm sẽ không thể đảm bảo quyền lợi cho khách hàng. Kẹo được tiêu thụ nhiều nhất là vào những ngày lễ, đặc biệt là sau tết Nguyên đán vì nhu cầu mua kẹo làm quà biếu của người dân tăng cao.

Và khi tôi thắc mắc: “Vậy bí quyết để kẹo Cu đơ Thư Viện thành công, trở thành cơ sở sản xuất kẹo Cu đơ lớn nhất và nổi tiếng nhất Hà Tĩnh chỉ cần chữ “tâm” vàđam mê?”. Các cô đều gật đầu khẳng định: “Nói có thể không ai tin, nhưng chỉ cần đam mê thực sự thì nhất định sẽ thành công”.

Mai Nguyễn