Dòng Sự kiện

Bác sĩ Tường có dùng hóa chất làm rữa thi thể để phi tang?

Đã hơn 2 tuần không tìm thấy xác nạn nhân, không ít người đã đặt câu hỏi liệu bác sỹ Tường có dùng hóa chất để phi tang xác chị Huyền?

Trong nhiều ngày nay, vụ việc chị Lê Thị Thanh Huyền đi thẩm mỹ viện chết và bị bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường – Giám đốc thẩm mỹ viện Cát Tường vứt xác xuống sông đã khiến dư luận đặc biệt quan tâm và vô cùng phẫn nộ.

Điều đáng nói là đã hơn 2 tuần trôi qua, mặc dù đã sử dụng nhiều biện pháp để nỗ lực tìm kiếm nhưng gia đình chị Huyền vẫn chưa tìm được xác nạn nhân. Việc chưa tìm thấy xác chị Huyền trên sông Hồng (dù đã lặn mò suốt từ cầu Thanh Trì – Hà Nội tới cầu Yên Lệnh – Hà Nam) khiến người nhà nạn nhân và dư luận đặt nhiều câu hỏi xung quanh vụ án chấn động này.


Theo lời khai của nhân viên bảo vệ ở thẩm mỹ viện Cát Tường Đào Quang Khánh – người tham gia vụ phi tang xác có nói tới chi tiết: Khánh cùng Nguyễn Mạnh Tường đi về phía viện E để lấy xe máy và ô tô, sau đó đỗ ở trước cửa ngõ 92 Trần Cung để lấy 4 túi bóng rồi quay về 45 Giải Phóng để lấy xác mang lên xe.


Vậy trong khoảng thời gian mà Khánh đi vứt xe máy cùng các tư trang khác của chị Huyền thì liệu bác sĩ Tường có làm gì với xác của chị hay không?


Việc khiêng một xác người (toàn thây) giữa chốn đông người cũng không hề dễ dàng và sẽ gây sự chú ý, một điểm cần lưu ý nữa là bác sỹ Tường đã làm gì với 4 chiếc túi bóng? Giả sử, bác sĩ Tường có dùng nhiều hơn số túi bóng ấy thì sao? Tại sao Khánh biết rõ đó là 4 chiếc túi bóng và khai như vậy?


Điều này khiến nhiều người đặt ra nghi vấn hay giả thuyết rằng: Liệu có khi nào bác sỹ Tường dùng hình thức phi tang man rợ giống như kẻ sát nhân máu lạnh Nguyễn Đức Nghĩa đã từng làm với người tình của mình?


Liệu Nguyễn Mạnh Tường có dùng chất làm rữa thi thể để cơ quan chức năng không thể tìm ra manh mối hay không?


Theo điều tra của chúng tôi, loại hóa chất này thực ra không hề khó mua trên thị trường. Chỉ cần dạo một vòng các cửa hàng quanh các nhà tang lễ đều có bán sẵn sản phẩm này.

Chất bột màu trắng này được bán nhan nhản tại các cửa hàng cạnh nhà tang lễ Phùng Hưng.

Chất bột màu trắng làm rữa thịt này được bán nhan nhản tại các cửa hàng cạnh nhà tang lễ Phùng Hưng.


Đóng vai là một người mua chất tiêu hủy để dự trù trong quá trình bốc mộ, phóng viên đã được các chủ cửa hàng chào bán niềm nở.


Không cần diễn giải dài dòng, chỉ vừa mở miệng tới câu thứ 3 nói về việc bốc mộ, bà Như T., chủ cửa hàng trên phố Phùng Hưng (Hà Nội) đã kéo khách hàng vào sâu trong nhà và đưa ra một bịch hóa chất để giới thiệu.


Chỉ tay vào túi bột màu trắng, bà T. nói: Đây là “thuốc chưa tiêu” dùng để làm rữa thịt một cách nhanh chóng. Giá tiền là 150.000 đồng/bịch, nếu suy đoán khả năng thi thể còn nhiều phần chưa tiêu thì có thể phải sử dụng 2 gói mới đáp ứng đủ nhu cầu.


Với mỗi người mua, bà T. đều gói thuốc vào một chiếc hộp giấy cẩn thận và không quên đưa kèm một tờ công thức hướng dẫn cách sử dụng.


Đọc công thức thuốc chưa tiêu này ai yếu bóng vía đều phải rùng mình nhưng đối với những kẻ giết người máu lạnh thì có lẽ lại là một trong những “tuyệt chiêu” để phi tang bằng chứng tội lỗi của mình.

Để làm rữa thịt khá đơn giản. Đây là công thức thuốc chưa tiêu mà người bán gửi kèm sản phẩm.

Đây là công thức thuốc chưa tiêu mà người bán gửi kèm sản phẩm.


Như vậy, theo như hướng dẫn của người bán hàng, cách thức tiêu hủy thi thể cũng không hề khó khăn. Thậm chí khi được hỏi mua, ông Ngọc T. ở một cửa hàng dịch vụ các mặt hàng tang lễ khác tại Phùng Hưng còn phẩy tay nói nhanh: “Cho thuốc vào rồi rót nước sôi vào một cái là xong”.


Tuy là chất độc nhưng qua khảo sát trên của chúng tôi, mặt hàng này lại rất dễ mua và hầu hết các cửa hàng phục vụ dịch vụ lễ tang trên phố Phùng Hưng đều có sẵn sản phẩm này.


Trao đổi với chúng tôi, ông Trịnh Duy Hùng, giảng viên khoa Hóa trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội nhấn mạnh: “Tôi không thể chắc chắn và cũng rất khó để khẳng định được đó là chất gì nhưng trong ngành thực phẩm, Cục an toàn thực phẩm đã từng giám sát sản phẩm “bột nhừ siêu tốc” (có chất Natri bicacbonat (NaHCO3)) bán tại thị trường TP.HCM với mục đích làm mềm thịt nhanh”.


Trường hợp vụ trọng án ở thẩm mỹ viện Cát Tường, theo ông Hùng, cũng không ngoại trừ khả năng bác sỹ Tường cho chất hóa học vào để thi thể nạn nhân chóng tiêu hủy. Trong quá trình phân hủy, chất đó cũng phân giải luôn, tuy nhiên đó chỉ là phỏng đoán.


“Sự phân hủy nhanh hơn sẽ giúp phi tang thi thể dễ dàng. Ví dụ như trong các vụ giết người, hung thủ thường cho xăng vào đốt cháy để phi tang,…” – ông Hùng nói.

Không cần nói rõ lý do, người mua có thể dễ dàng mua

Không cần nói rõ lý do, người mua có thể dễ dàng mua “thuốc chưa tiêu” về để sử dụng. (Hình ảnh một khách mua tại phố Phùng Hưng, hộp thuốc được đóng gói cẩn thận).


Việc bác sỹ Tường có hay không sử dụng phương thức nào đó để dễ dàng phi tang xác nạn nhân thì chỉ duy nhất hung thủ biết rõ sự thật, nhưng suy đoán trên đây cũng có thể giúp cơ quan điều tra có thêm tư liệu để vạch ra những “kịch bản” mà Nguyễn Mạnh Tường có thể sử dụng.


Luật sư Trần Đình Triển (Trưởng văn phòng luật sư Vì dân, đoàn Luật sư TP.Hà Nội) đã từng nghi vấn: “Cần đặt ra giả thiết là có thể xác chị Huyền đã bị chặt ra nhiều khúc rồi phi tang xuống cống. Ở đây, người phạm tội là người có học, chính vì thế để phi tang sẽ có rất nhiều cách. Tuy nhiên, để ném một vật nặng ở vị trí đông người qua lại rất dễ gây chú ý, sẽ dẫn đến bị lộ. Với một người có học thức như vậy, liệu BS.Tường có phi tang bằng cách này không?”


Cũng theo luật sư Triển, thi thể của con người, trong phong tục tập quán của Việt Nam là rất sâu nặng. Như vậy, “tính chất man rợ của sự việc này có phần kinh khủng hơn so với vụ Nguyễn Đức Nghĩa giết người yêu. Hành động này không thể chấp nhận được”, LS. Triển bày tỏ.


Tri Thức Trẻ

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP