Nông thôn mới

Ba việc cần làm ngay trong Xây dựng Nông thôn mới ở Hà Tĩnh

Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ khóa XVII xác định, đến năm 2015, Hà Tĩnh có trên 20% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới (NTM), các xã còn lại phải đạt từ 5 tiêu chí trở lên.


Để Nghị quyết sớm đi vào cuộc sống, trong năm 2011 này, toàn tỉnh cần tập trung vào 3 nhiệm vụ trọng tâm, tiên quyết là quy hoạch xây dựng nông thôn mới, đề án xây dựng NTM và đề án phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân.



Quán triệt chủ trương mà Nghị quyết đưa ra, Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới (NTM) tỉnh đã phân kỳ và có cách làm sáng tạo, phù hợp, vừa làm vừa rút kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo. Cụ thể là rút kinh nghiệm từ xã Gia Phố (Hương Khê) – xã điểm của trung ương, đồng thời chọn 12 xã điểm của tỉnh trên 12 huyện, thành, thị về đích vào năm 2013 và 35 xã tiếp theo cán đích vào năm 2015.Để đạt mục tiêu đề ra, Ban chỉ đạo tỉnh đã triển khai tuyên truyền, hướng dẫn, tổ chức tập huấn lập đề án xây dựng NTM cho cán bộ cốt cán cấp huyện, xã trên địa bàn toàn tỉnh; tổ chức kiểm tra tận xã, làm việc với đội ngũ cán bộ cấp xã, thôn. Trong quá trình đó, vừa động viên, vừa hướng dẫn, đặc biệt đã phân tích kỹ tiềm năng, lợi thế và góp ý xây dựng đề án sản xuất nhằm nâng cao thu nhập cho người dân. Đó chính là “cốt” vật chất, là nội lực để xây dựng NTM.Tuy vậy, theo báo cáo của Văn phòng điều phối chương trình NTM tỉnh, tiến độ lập, phê duyệt quy hoạch xây dựng NTM ở các địa phương rất chậm. Đến ngày 14/4, toàn tỉnh mới có 8/48 xã điểm phê duyệt quy hoạch là: Cẩm Thành (Cẩm Xuyên), Gia Phố (Hương Khê), Thạch Tân (Thạch Hà), Tùng Ảnh (Đức Thọ), Thạch Hạ (thành phố Hà Tĩnh), Thiên Lộc (Can Lộc), Sơn Châu (Hương Sơn), Ân Phú (Vũ Quang); 6 xã mới góp ý lần 1, lần 2 là: Sơn Trà, Sơn Bằng, Sơn Ninh (Hương Sơn), Hương Minh (Vũ Quang), Kỳ Tân (Kỳ Anh), Khánh Lộc (Can Lộc); các xã còn lại, tư vấn đang khảo sát hiện trạng, xử lý số liệu, tiến hành lập quy hoạch. Đối với 187 xã còn lại, mới có 4 địa phương hoàn thành ký hợp đồng với tư vấn là: Vũ Quang, Nghi Xuân, Lộc Hà, thành phố Hà Tĩnh. Việc chậm hoàn thành công tác quy hoạch đã làm ảnh hưởng lớn đến tiến độ chung của nhiệm vụ xây dựng NTM.Về đề án xây dựng NTM, đặc biệt là đề án phát triển sản xuất, một số địa phương triển khai sơ sài, lúng túng, không đạt yêu cầu.Để đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM theo kế hoạch đã đề ra, thời gian tới, BCĐ các cấp cần tiếp tục chỉ đạo, tổ chức tốt việc nghiên cứu, quán triệt các văn bản chỉ đạo của trung ương, của tỉnh để tuyên truyền sâu rộng tới các cấp, ngành, cán bộ, đảng viên và nhân dân về mục tiêu, nội dung, yêu cầu của chương trình, trong đó coi trọng và phát huy vai trò làm chủ của người dân trong xây dựng NTM; kiểm tra đôn đốc các huyện, thành phố, thị xã hoàn thành quy hoạch xây dựng NTM cấp xã giai đoạn 2011 – 2020, riêng các xã điểm, dứt khoát phải xong trong tháng 4 này, đồng thời phải hoàn thành đề án xây dựng NTM và đề án phát triển sản xuất thực sự có chất lượng.Cùng đó là triển khai cho 187 xã còn lại để phấn đấu đến hết năm 2011 hoàn thành công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới ở 235 xã trong tỉnh.Nhiệm vụ tiếp theo là triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ các cấp làm công tác xây dựng NTM. Muốn vậy, thành viên BCĐ các cấp, các sở, ngành cần tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ đã được phân công; Sở LĐ-TB&XH cần tiếp tục phối hợp với các ngành, địa phương tổ chức đào các lớp dạy nghề cho các xã điểm của tỉnh nhằm nâng cao kiến thức kỹ thuật cho người dân.Đối với các xã đã quy hoạch, cần tổ chức công bố và triển khai quy hoạch, đồng thời xây dựng đề án xây dựng nông mới và đề án phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn đảm bảo chất lượng và tiến độ, phấn đấu đến hết năm 2011 phải phê duyệt xong các đề án nêu này cho 100% số xã xây dựng nông thôn mới và chọn một số việc làm trước như đầu tư hạ tầng phục vụ sản xuất, một số mô hình, chính sách để triển khai có thu nhập cho người dân.Xây dựng NTM là một trong những chương trình trọng điểm của tỉnh nên cả hệ thống chính trị phải tích cực vào cuộc và có kế hoạch dài hơi. Để tạo đà cho cả quá trình, trước mắt tỉnh cùng các địa phương phải chú trọng vào 3 việc lớn trong cùng một thời gian, trong đó xây dựng đề án phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân cần xác định được tiềm năng, lợi thế của địa phương, nhất là chú trọng đến khai thác các cây – con chủ lực để có sản phẩm chủ lực nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa và tăng sức cạnh tranh trên thị trường; trong sản xuất phải hình thành các hình thức tổ chức có hiệu quả, đặc biệt là kinh tế HTX, khuyến kích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, đồng thời làm tốt việc tiêu thụ sản phẩm cho nông dân để đạt hiệu quả lớn.
Lê Đình Sơn (Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh)

Công Luận

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP