Chăm sóc sức khỏe

5 KHÔNG cần phải nhớ khi ăn bánh chưng

Như mọi người đều biết, bánh chưng có thành phần từ gạo nếp, thịt mỡ và đậu xanh nên rất giàu năng lượng, chất béo và đạm. Do đó, bạn tuyệt đối không nên ăn bánh chưng mà không có rau xanh hay hoa quả đi kèm. Bởi ăn kèm như vậy, bạn sẽ vẫn đảm bảo đủ dưỡng chất mà không bị ngấy.

Bánh chưng là món bánh cổ truyền quen thuộc trong những ngày Tết Nguyên Đán. Tuy nhiên chúng là thực phẩm giàu năng lượng nên bạn cần ghi nhớ 5 không dưới đây mỗi khi ăn chúng.

Không ăn bánh chưng nếu không có rau xanh và hoa quả kèm

Ngoài ra, bạn có thể ăn kèm với dưa muối, dưa hành. Tuy nhiên, bánh chưng khá mặn, bạn nên muối dưa hành ít muối để chúng không chứa hàm lượng muối cao, gây hại sức khỏe.

 Tintuchatinh

Không nên ăn bánh chưng mà không có rau xanh hay hoa quả đi kèm. Ảnh minh họa.

Không ăn nhiều ăn bánh chưng rán

Nhiều người có sở thích ăn bánh chưng rán thay vì ăn bánh chưng luộc. Lý do vì bánh chưng rán với mùi vị hấp dẫn, thơm ngon hơn.

Nhưng bản thân bánh chưng xanh khi luộc đã có chứa nhiều chất béo. Vì thế, khi rán lên, bánh chưng lại càng chứa nhiều chất béo hơn. Do đó, ăn bánh chưng rán sẽ khiến bạn bị đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu… cực hại cho sức khỏe.

Không phải người nào cũng ăn được bánh chưng

Trước đây, nhiều người cứ lầm tưởng, món bánh cổ truyền này ai cũng có thể ăn được. Song thực tế, bánh chưng rất giàu năng lượng, ít chất béo, ít có lợi cho sức khỏe nên một số người cần hạn chế ăn hoặc tuyệt đối kiêng ăn bánh chưng.

Theo đó, những người bị bệnh cao huyết áp, béo phì, thừa cân, người bệnh tim, thận, đau dạ dày thì không được ăn bánh chưng vì có thể khiến tình trạng bệnh nặng thêm.

5 KHÔNG cần phải nhớ khi ăn bánh chưng - Ảnh 2

Nên ăn bánh chưng luộc thay vì rán. Ảnh minh họa.

Không nên ăn nhiều bánh chưng khi mang bầu

Nhiều người cho rằng, bà bầu tuyệt đối không nên ăn bánh chưng. Nhưng đây là sai lầm. Tuy nhiên, bà bầu cũng không nên ăn nhiều loại bánh này, nhất là vào những ngày Tết.

Các bác sĩ cho rằng, việc ăn uống trong những ngày nghỉ Tết là vô cùng quan trọng, bà bầu cần ăn đầy đủ chất và điều độ, đặc biệt không được bỏ bữa, phải xác định ăn uống như ngày bình thường, không ăn quá nhiều, không ăn quá ít.

Thai phụ nên đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng và chia nhỏ các bữa ăn thành nhiều lần trong này. Ngày Tết thường có rất nhiều món tẩm ướp mặn, các bà bầu không nên ăn nhiều vì các đồ mặn thường làm tăng huyết áp, đầy bụng, khó tiêu của người mang thai. Trong khi bánh chưng làm bằng bột gạo nếp và thịt mỡ, ăn nhiều sẽ rất đầy bụng và khó tiêu.

Bà bầu nên đảm bảo rằng mình sử dụng những chiếc bánh chưng được đặt (hoặc mua) hợp vệ sinh. Bánh được nấu kỹ, khi bóc ra, lớp vỏ bánh có màu xanh đặc trưng của lá dong, có vị thơm của gạo nếp, đỗ xanh và nhân thịt…

5 KHÔNG cần phải nhớ khi ăn bánh chưng - Ảnh 3

Bà bầu nên ăn ít bánh chưng. Ảnh minh họa.

Không ăn bánh chưng đã mốc

Khi những chiếc bánh chưng đã để quá lâu thì chúng thường dễ bị mốc. Khi đó, nấm mốc sẽ lan rộng vào bên trong và làm hỏng bánh. Nấm mốc cũng làm thay đổi màu sắc, mùi vị bánh chưng đồng thời làm giảm hoặc mất giá trị dinh dưỡng của bánh. Khi ấy, tinh bột trong gạo nếp sẽ chuyển hóa thành đường và khiến bánh bị chua.

Nếu bánh chưng bị nổi mốc dù có rán hay luộc lại thì độc tố trong bánh vẫn còn. Tốt nhất, tuyệt đối không nên ăn bánh chưng đã mốc vì chúng có thể gây đau bụng, tiêu chảy hoặc ngộ độc thực phẩm.

Việt Hà

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP